Cha mẹ Việt hãy để "đời cua cua máy, đời cáy cáy đào", đừng cả đời chạy theo con cái

Do nhiều nguyên nhân như văn hóa, thói quen, điều kiện y tế, tài chính mà cha mẹ Việt có xu hướng phụ thuộc, hy sinh vì con cái lúc tuổi già.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi chúng ta chứng kiến một đứa trẻ Tây tự mang áo, mang giày, tự xoay sở với đĩa thức ăn, tự đứng lên sau khi ngã, tự mang một phần đồ đạc bên mình khi đi du lịch, chúng ta không khỏi trầm trồ, thậm chí tỏ vẻ ngạc nhiên.

Còn trẻ em nước ta thì sao? Những điều tưởng chừng đơn giản đó, trẻ em nước mình còn lâu mới làm được. Bởi các bậc cha mẹ có thói quen "ôm ấm", bao bọc thái quá đối với con cái ngay cả khi chúng đã trưởng thành.

Sự "ôm ấp" về tài chính

Cha mẹ nuôi con khôn lớn, cho con học hành đàng hoàng. Khi con cái đi làm, cha mẹ vẫn nuôi ăn. Con muốn mua xe, cha mẹ sắm. Sợ con vất vả, cha mẹ vội hỗ trợ vô điều kiện, thay vì chỉ giúp con với những cam kết nào đó.

Có một bé sinh viên mà tôi quen biết. Cô bé thích mua một chiếc xe Lead, em đã tự đi làm thêm. Khi đã để dành được một khoản tiền, em mới mở lời với mẹ: "Con mượn mẹ một ít nữa mới đủ mua xe, và hàng tháng, con sẽ làm thêm để trả mẹ tới lúc hết". Chuyện có vẻ đơn giản, nhưng tôi tin, thế hệ trẻ bây giờ rất nhiều em không làm được.

Chị tôi khi nhận tháng lương đầu tiên đã đóng tiền ăn cho mẹ, không chờ mẹ hỏi. Trong trường hợp chị quên đóng, mẹ tôi sẽ nhắc nhở ngay lập tức. Tôi thích cách mẹ hành xử với con cái về mặt tài chính.

Mẹ đã dạy chúng tôi, có thể không giàu nhưng biết làm chủ với tài chính, không ỷ lại, không phụ thuộc, ra đời, biết tùy nơi mà rộng hẹp, biết mồ hôi đã đổ xuống để kiếm được đồng tiền và trân trọng.

Có câu: "Của cho không bằng cách cho". Cách cho không quan trọng bằng cách dùng, khi bạn cho không đúng cách, đừng mong con cái của bạn sẽ dùng đúng. Khi chúng có mọi thứ quá dễ dàng, cái gì dễ đến thì cũng dễ đi. Hậu quả, con cái không có khả năng tự chủ và kiểm soát tài chính.

cha-me-viet-dung-ca-doi-chay-theo-con-cai-hay-de-con-tu-lap-1

Hy sinh sức khỏe để chăm con, chăm cháu

Cha mẹ Việt có bao nhiêu sức lực không dành cho mình và bạn đời nữa mà chuyển sang dành hết cho con, đặc biệt cho cháu.

Con cái nếu biết nghĩ còn đỡ tủi, nếu đứa vô tâm thì nó xem đó là điều hiển nhiên nó được hưởng, không may may suy nghĩ.

Tôi gặp một bà đi đón cháu ở trường mầm non, bà bắt chuyện và vào đề rất nhanh: "Thấy bụng đứa con dâu to ra, tôi nghi rồi, hỏi ra, nó xác nhận có bầu đứa thứ ba. Tôi nghe mà rụng rời, nuôi hai đứa cháu rồi, vợ chồng hắn không nuôi con, giao hết cho vợ chồng tôi".

Nhiều người con cho rằng, cua mẹ phải đào cho cáy, cả con cáy và vợ cáy. Nhưng cha mẹ hãy nhớ, "đời cua, cua máy; đời cáy cáy đào". Con cái đã trưởng thành và tự lập, hãy để chúng tự lo liệu cuộc sống của bản thân.

Hy sinh cả miếng ngon vì con cháu

Tôi có bà cô, ngoài 80, đang sống ở quê. Mỗi lần mẹ tôi về quê đều ghé thăm cô. Ngoài việc cho cô vài trăm, mẹ tôi thường mua thêm thuốc và ít thức ngon. Cô không ăn, cô để cho cháu. Mẹ tôi phải căn dặn: "Ăn đi nhé, con cháu có cha mẹ nó lo, tụi nó còn cả đời để ăn, mình ăn miếng cho khỏe người".

Vẫn biết rằng "nước mắt chảy xuôi", tình yêu thương của người bà dành cho con cháu vô cùng lớn lao nhưng sao tôi vẫn thấy cám cảnh. Không phải ngẫu nhiên mà có từ hiếu thảo, hiếu ai cũng biết rồi nhưng thảo, có lẽ một phần nội hàm của nó có liên quan đến việc quan tâm cha mẹ từ miếng ăn thức uống.

cha-me-viet-dung-ca-doi-chay-theo-con-cai-hay-de-con-tu-lap-2

Bán nhà bán vườn để theo con vào thành phố

Nhiều người trẻ lập nghiệp tại thành phố, muốn cha mẹ bán nhà bán đất rồi chung sống với con. Cứ nhân danh vì cha mẹ, nói rằng khuyến khích nhưng chẳng khác nào cưỡng chế di dời, đưa cha mẹ vào thế không đi không được. Chúng chỉ biết đến bản thân, quên mất rằng cha mẹ cũng cần có sự tự do. Bao nhiêu năm gắn bó với làng quê, họ yêu đất, yêu vườn, yêu những người láng giềng quen thuộc. Đâu phải dễ dàng từ bỏ nơi đã sinh sống mấy chục năm để đến thành phố xa lạ.

Để lý giải tình trạng này theo tôi có hai loại lỗi hệ thống. Một là lỗi từ "cua". Một số mẹ cua cứ cố để rồi than, cứ hy sinh vô điều kiện rồi rên rỉ. Chính sự hy sinh của họ tạo ra một thế hệ con cháu ỷ lại và lòng biết ơn cha mẹ chỉ nằm lòng trên cửa miệng: "Ông bà thương cháu lắm, không rời cháu được nửa bước". Cứ lấy can đảm mà nói thẳng như bà mẹ nào đó: "Mẹ già rồi, mẹ nuôi các con đã vất vả một đời, giờ để cho mẹ chút sức nghỉ ngơi, mẹ có chút nào dành dụm, mẹ có thể giúp con thuê người, chứ đừng đặt trách nhiệm nuôi cháu lên vai mẹ".

Cha mẹ khi yêu chiều con cái quá sẽ dẫn đến tình trạng dồn áp lực lên chúng, quan tâm thái quá tới đời sống của con, đứa tự chủ sẽ cảm thấy mình là đứa trẻ chưa lớn, và dễ sinh ra những mâu thuẫn không đáng có; đối với đứa lệ thuộc thì nó lại mãi mãi là đứa trẻ có gương mặt phụ huynh.

Hai là lỗi từ "cáy". Con cái cũng phải nghĩ, mình nuôi con vất vả thế nào thì cha mẹ cực thế ấy, mà còn cực hơn vì họ già rồi. Đùn đẩy trách nhiệm của mình cho cha mẹ dù bất cứ lý do gì đều là kẻ lười biếng, vô trách nhiệm và vô cảm.

Hy vọng các bậc phụ huynh có tuổi trân trọng bản thân để vui sống cùng con cháu. Là con cháu, chớ vội phán xét ai đó không trông cháu, không chờ cơm con vì suy nghĩ hiện sinh và sự văn minh của họ, thay vào đó hãy động viên cha mẹ hưởng thụ tuổi già. Nếu ở phố, hãy tận hưởng tuổi già trong công viên, ngoài bãi biển, chụp hình, lên Facebook, trông giúp cháu 30 phút không hơn khi cha mẹ nó bận việc, có điều kiện hãy đi du lịch, thăm nom bà con, bạn bè đây đó.

Nếu ở quê, hãy vun xới một mảnh vườn có rau, hoa và quả, thưởng trà, cờ tướng với hội bạn già, lui lui tới tới xóm làng, lâu lâu ghé trường mầm non đón cháu giúp con khi nó về muộn.

Tôi tin rằng, khi chúng ta thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực, văn minh, ta sẽ tạo ra văn hóa. Không thể có văn hóa gia đình khi ai đó cứ phải hy sinh và ai đó mãi không chịu trưởng thành.

Xem thêm: "Ba nỗi sợ" khi về già mà cha mẹ luôn cất giấu, phận con cái nhất định phải lưu tâm

Đọc thêm

Trong hôn nhân, không tránh được hiểu lầm, cãi vã, thậm chí hai người quyết định ly dị. Câu chuyện dưới đây là bài học về sự bao dung, tha thứ cho người khác.

Cuộc sống hơn nhau ở lòng vị tha, bao dung tha thứ cho người chính là cho mình cơ hội
0 Bình luận

Nhiều bậc cha mẹ cố gắng nuôi dạy con gái trở thành một người hoàn hảo, lý tưởng. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã tốt cho con gái của bạn.

Cha mẹ phải nhớ: Đừng bao giờ nuôi dạy con gái thành một người ngoan hiền dễ bảo
0 Bình luận

Cha mẹ luôn dành tình yêu thương và sự hy sinh vô điều kiện cho con cái. Cho dù con cái có lớn khôn thì trong mắt các bậc cha mẹ, con vẫn mãi luôn bé bỏng.

'Nước mắt chảy ngược' - Câu chuyện về người cha nhẫn nhịn và cậu con trai thiếu kiên nhẫn
0 Bình luận


Bài mới

Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 giờ trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 giờ trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đề xuất