Bao năm vô tâm để mẹ già sống một mình, con trai bật khóc nức nở khi đọc cuốn nhật ký cũ

Đọc nhật ký của mẹ, Dũng cảm thấy hối hận, bật khóc nức nở. Bao năm mẹ phải chịu nhiều khó nhọc nuôi anh khôn lớn vậy mà anh vô tâm, không hề hay biết.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bà Hưng có 4 người con, trong đó 3 con trai và 1 cô con gái. Chồng bà mất sớm, cuộc sống nghèo khó nhưng bà vẫn luôn tần tảo, cố gắng nuôi các con ăn học nên người. 

Các con của bà lớn lên, xây dựng gia đình. Hàng xóm láng giềng ai cũng khen bà sướng, con cái kinh tế khá giả, giờ bà có thể an nhàn hưởng thụ tuổi già. 

Sau khi kết hôn, các con bà ở riêng. Bà Hưng sống một mình, thỉnh thoảng các con về thăm mẹ. Lúc đó, bà có sức khỏe tự lo được cho mình, ngày ngày chăm sóc mảnh vườn nhỏ. 

Nhưng chẳng ai nói trước được điều gì khi vào 3 năm trước, bà Hưng bị tai biến phải nằm viện. Lúc này, người ta mới biết bà thật ra chẳng sung sướng gì. Dù các con trai của bà ở cách đó không xa nhưng các cô con dâu tị nạnh, không ai đến chăm sóc bà. Họ chỉ đến hỏi thăm mấy ngày đầu rồi chẳng đến nữa. Chỉ có cô con gái út của bà tên Hương, ngày ngày đến chăm sóc và trông nom mẹ. 

Bà nghĩ rằng con trai, con dâu đều bận rộn công việc nên chẳng có thời gian quan tâm bà. Với lòng bao dung của người mẹ, bà tự an ủi, lần sau chắc các con sẽ không như vậy đâu. Không ngờ, sau đó bà ốm liên miên, sức khỏe giảm sút hẳn. Vẫn chỉ là cô con gái út bên cạnh, lo lắng và chăm sóc cho bà. 

bao-nam-bo-roi-me-gia-con-trai-bat-khoc-khi-doc-cuon-nhat-ky-cu-1

Có lần, bà Hưng phải mổ mắt. Dũng - con trai cả chỉ đưa bà đến bệnh viện rồi bận việc nên gọi em gái tới và về luôn. Mấy ngày bà nằm viện, các con chỉ đến cho tiền, vài hôm lại vào. 

Tủi thân vì con cái bận rộn không ở bên, bà bảo con gái út gọi điện cho các anh thì nhận được câu trả lời "Bọn con bận lắm, tiền con đã đưa cho cô Hương rồi. Mẹ cứ thế mà chữa bệnh còn phải lo lắng chuyện gì nữa". 

Nghe Dũng nói vậy, nước mắt trên má bà cứ lăn dài, bà tắt máy rồi ngồi khóc. Điều bà cần ở tuổi già chính là sự quan tâm của con cái chứ đâu phải là tiền. Nếu là tiền thì bà có thể tự lo cho mình, đâu phiền đến các con. 

Từ đó trở đi, mỗi lần trái gió trở trời khiến bà đau ốm, chỉ cô con gái út sắp xếp về với mẹ. Các con trai con dâu thì đùn đẩy trách nhiệm, chẳng gọi hỏi thăm, cũng không chăm nom. Có lần bà thử gọi thì thấy các con trai đùn đẩy nhau, cuối cùng chẳng ai về. Những năm gần đây, bà nhờ cậy vào nhà ngoại chăm sóc. Chứ con gái tuy thương mẹ nhưng lấy chồng xa, có con nhỏ, không thể lúc nào cũng bên cạnh bà được. 

Một lần, đông đủ các con về ăn giỗ bố, bà nói ở một mình giờ đã già có nhiều thứ đáng lo. Dũng nghe vậy chỉ ậm ừ cho qua. Không thấy đứa con nào lên tiếng đón mẹ về chăm sóc. Thực ra bà muốn ở gần con cháu, vừa gần gũi gia đình, lại yên tâm tuổi già nhưng không đứa con nào đón nhận. 

bao-nam-bo-roi-me-gia-con-trai-bat-khoc-khi-doc-cuon-nhat-ky-cu-2

Thất vọng nhất là lần gần đây bà Hưng bị đột quỵ. May mắn hàng xóm kịp thời phát hiện và đưa bà đi viện vì gọi cho các con ở gần mà không ai nghe máy. Bà nằm trong viện một mình, khi bác sĩ hỏi người nhà đâu sao không vào chăm sóc bà, bà Hưng quay mặt vào tường, giấu đi những giọt nước mắt. Bà đành nói rằng các con đi công tác xa, vì sợ các con lo lắng nên bà không nói cho chúng biết. Cả đời vất vả một mình nuôi con vậy mà giờ đây lúc ốm đau chẳng biết kêu ai. Bà cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết.

Vì nhiều đêm trằn trọc không ngủ được, bà suy sụp hẳn, càng yếu hơn. Khi cảm thấy sức khỏe không ổn, bà mới nhờ bác sĩ gọi các con đến. Nhìn mẹ già gầy guộc nằm viện, các con bà giật mình vì đã 2 ngày chẳng ai ở bên cạnh để mẹ phải ở một mình. 

Các bệnh nhân xung quanh nhìn con cái bà với ánh mắt trách móc. Dũng cảm thấy xấu hổ, anh vội vàng về lấy quần áo, đồ dùng cho mẹ. 

Khi mở tủ tìm quần áo cho mẹ, Dũng phát hiện một cuốn sổ tay nhỏ đã cũ kỹ. Tò mò, anh mở ra xem. Thì ra đây chính là cuốn sổ nhật ký của mẹ. Cả cuộc đời mẹ anh nằm hết trong cuốn sổ này. Anh đọc từ trang đầu tiên, từ những ngày hạnh phúc, đến nỗi đau khi chồng mất, mọi lo toan gánh vác trên đôi vai mẹ. Những khi con ốm, bà một mình bế con đi vay mượn khắp nơi để lo chữa bệnh cho con.

bao-nam-bo-roi-me-gia-con-trai-bat-khoc-khi-doc-cuon-nhat-ky-cu-3

Trong cuốn sổ, bà cũng ghi chi tiết những đồng tiền tích cóp được, những khoản phải chi tiêu, chạy vạy nuôi con ăn học nên người. Đọc đến đâu nước mắt của Dũng rơi xuống ướt nhòe trang giấy. Khi có gia đình riêng, mải lo cho mình và vợ con mà anh quên mất một người quan trọng nhất cuộc đời mình. Mẹ đã hy sinh, chịu đắng cay đau khổ vì tương lai con cái. Vậy mà giờ đây anh lại vô tâm với mẹ. 

Khi đọc đến những trang cuối, đã lâu mẹ anh không viết gì vào nhật ký. Trang cuối, bà viết rằng mãn nguyện khi các con khôn lớn, những lúc quá cô đơn bà chỉ muốn nhanh cho hết cuộc đời để được trở về gần người chồng đã mất. Bà cũng viết nguyện vọng sẽ để lại chút tài sản cuối cùng là mảnh đất bà đang ở cho Dũng để anh chăm lo hương khó sau này và vì bà thương anh nhất. Trong mắt bà, Dũng là đứa con đầu lòng từ nhỏ hay đau yếu, lại phải sớm phụ mẹ nuôi các em nhỏ, không được học nhiều như các em. 

Đọc đến đây, Dũng lặng người đi. Anh nhận ra mẹ vẫn luôn thương anh và lo nghĩ cho anh. Mải lo cuộc sống riêng khiến anh vô tâm mà quên đi tình cảm thiêng liêng ấy. Dũng tỉnh ra, anh nhanh chóng chạy đế viện vì nghĩ rằng mẹ sẽ chẳng ở bên cạnh mình được lâu nữa. Anh muốn những ngày cuối đời của mẹ phải thật vui vẻ và mãn nguyện.

Xem thêm: Câu chuyện cậu bé đánh giày nghèo khổ và bài học sâu sắc về lòng lương thiện

Đọc thêm

Jack đã lên tiếng thừa nhận việc có con với Thiên An, mong muốn thực hiện nghĩa vụ làm cha. Jack cũng đã xin lỗi "cả thế giới" nhưng lại trừ mẹ con Thiên An. 

Jack xin lỗi 'cả thế giới' trừ mẹ con Thiên An, khán giả nói: 'Chắc xin lỗi đối phó'
0 Bình luận

Bác sĩ Sam Axelrad - người cất giữ đoạn xương cánh tay năm ấy cũng từng không thể ngờ được người lính Việt Nam vẫn còn sống để có thể nhận lại 1 phần cơ thể tưởng như đã mất vĩnh viễn của mình.

Cựu binh Mỹ trả lại đoạn xương cánh tay cho người lính Việt sau gần nửa thế kỷ cất giữ
0 Bình luận

Không chỉ có một sự nghiệp bóng đá lẫy lừng, Lionel Messi còn là cầu thủ có nhiều câu nói truyền cảm hứng khiến khán giả phải thốt lên: "Anh vừa có tài vừa có tâm".

Những câu nói bất hủ truyền cảm hứng của siêu sao bóng đá Lionel Messi
0 Bình luận

Người biết nhẫn nhịn và có lòng lương thiện sẽ có những mối quan hệ tốt đẹp, gặp được nhiều quý nhân, đường công danh sự nghiệp thuận buồm xuôi gió.

Con người chỉ cần sống lương thiện, trời xanh ắt có sự an bài
0 Bình luận


Bài mới

Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 14 giờ trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 18 giờ trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân: Lời không thể tùy miệng, việc không thể tùy tâm; giữ miệng và phòng thân là việc quan trọng nhất đời người

Miệng lưỡi nhanh hơn trí não không phải là ưu điểm, bởi lời nói khinh suất có thể gây tổn thương cho người khác.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ân tình của mẹ kế - Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau khi ba tôi qua đời, mẹ kế đột ngột biến mất không để lại dấu vết. Họ hàng trong nhà khuyên tôi “Mau về nhà xem thử, đừng để bà ấy mang hết những thứ có giá trị trong nhà đi”. Nghe vậy tôi chỉ biết cười khổ bảo: “Trong nhà còn gì giá trị đâu?”.

Ngược gió bão về nhà  – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau những chông gai và tổn thương, cô cuối cùng cũng đã tìm được bến đỗ hạnh phúc dành cho mình. Họ ngược gió bão để về nhà và tay vẫn trong tay.

Đề xuất