Cựu binh Mỹ trả lại đoạn xương cánh tay cho người lính Việt sau gần nửa thế kỷ cất giữ

Bác sĩ Sam Axelrad - người cất giữ đoạn xương cánh tay năm ấy cũng từng không thể ngờ được người lính Việt Nam vẫn còn sống để có thể nhận lại 1 phần cơ thể tưởng như đã mất vĩnh viễn của mình.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vào tháng 11/2012, báo Tiền Phong có bài viết: "Rung động cựu binh Mỹ trả lại xương cánh tay cho người lính Bắc Việt". Khi đó bài viết đã nhận được quan tâm đặc biệt của dư luận. Thông tin bác sĩ, cựu binh Mỹ Sam Axelrad sau 46 năm lưu giữ phần xương cánh tay đã phẫu thuật cắt bỏ của một người lính Bắc Việt, nay muốn trả lại cho chủ nhân của nó, làm rung động trái tim của những người yêu chuộng hoà bình.

Sau nửa năm tìm kiếm và làm nhiều thủ tục khác nhau, ngày 1/7/2013, cựu binh lính Mỹ đã trao tận tay 1 cánh tay cho cựu binh Việt Nam. Cựu binh Việt Nam năm đó chính là ông Nguyễn Quang Hùng (tổ 4, phường Ngô Mây, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai). 

Bác sĩ Sam Axelrad từ bang Texas (Mỹ) đã mang đến tận nhà trao trả xương cánh tay mà  ngày 27/10/1966 Sam với lương tri của một bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ cứu kẻ thù phía bên kia chiến tuyến là Nguyễn Quang Hùng. Bác sĩ Sam Axelrad từng là kẻ thù bên kia chiến tuyến nhưng cũng là ân nhân của ông Hùng.

cuu-binh-my-tra-lai-xuong-tay-cho-nguoi-linh-viet-sau-47-nam-cat-giu-0

Nhớ lại sự kiện năm đó, bác sĩ Sam Axelrad kể: Khi đó ông là cựu binh Mỹ từng phục vụ ở chiến trường Trung Trung bộ những năm 1966 - 1967. Ngày 27/10/1966 tại 1 quân y viện ở An Túc (Bình Định, nay là An Khê, Gia Lai), ông đã làm phẫu thuật cắt cánh tay cho 1 người lính ở bên kia chiến tuyến.  

Đến năm 1967 ông giải ngũ, về Mỹ. Hành trang về quê hương của ông là hàng trăm kỷ vật chiến tranh, trong đó có cánh xương tay, cùng hình ảnh cuộc phẫu thuật của người lính Bắc Việt. 

 Những giấy tờ mà ông còn giữ lại cho thấy tên người lính là Nguyễn Quang Hùng, quê ở Hà Nội. Ông nói với người thân rằng, muốn biết Nguyễn Quang Hùng đã được an toàn và việc tìm lại người lính ấy sẽ giúp ông sống thanh thản trong những năm tháng cuối đời.

Còn ông Hùng - chủ nhân đoạn cánh tay đó cho biết: Buổi tối hôm đó khi Tiểu đội Trinh sát của ông rơi vào ổ phục kích của quân Mỹ. Hôm ấy ông được lệnh lợi dụng thời tiết mưa gió, đột nhập dò xét tin tức quân Mỹ đóng ở Cát Sơn, Phù Cát.

Đơn vị ông định vượt một con suối thì bất ngờ rơi vào ổ phục kích. Ngay loạt đạn đầu, ông bị thương ở cánh tay phải. Đồng đội liền đánh lạc hướng địch để ông và 1 chiến sĩ khác lần theo dòng suối trốn thoát. 

Đêm đó, ông tìm đến nhà dân vốn là cơ sở cách mạng ở Cát Sơn, song nhà cửa đã bị đốt sạch, dân đã rút hết lên rừng bởi khu vực này đang bị Mỹ càn quét. Vài cơ sở của ta giúp ông một ít lương thực, một túi thuốc men, chứ không thể chở che ông trước sự bao vây, bố ráp của kẻ thù.

cuu-binh-my-tra-lai-xuong-tay-cho-nguoi-linh-viet-sau-47-nam-cat-giu-8
Bức ảnh được chụp năm 1967, bác sĩ Sam Axelrad cầm đoạn xương tay đã cắt bên cạnh anh lính Nguyễn Quang Hùng

Ông tìm đến 1 kho lúa bỏ hoang ở ven suối ẩn náu. Vết thương trên tay bị vỡ xương, nhiễm trùng, dần dần từng mảng thịt bong ra hôi thối. Ông bắt đầu mệt lả và sốt cao, cháo không ăn được.

Trư 26/10/1966, ông nghe thấy tiếng nổ lớn. Ông nói với người đồng đội: “Mỹ lại càn rồi”. Sức khỏe không cho phép ông lê đi nửa bước. Người đồng đội để lại túi thuốc cho ông rồi nhanh chóng ẩn náu, tránh cuộc truy càn.

Lính Mỹ phát hiện ra ông lập tức cho trực thăng hạ xuống bốc lên đưa ra một cánh đồng trống rồi đưa về Hòn Một,  Phù Cát, Bình Định. Sáng hôm sau, chúng đưa ông về Hòn Cong (nay là An Khê, Gia Lai) phẫu thuật cắt bỏ cánh tay đã bị thối rữa. Do thịt thối rữa nhiễm trùng sâu không lên da non nên 1 tháng sau ông được phẫu thuật cắt sâu thêm 10cm nữa, Vết thương lúc này mới chịu lành.

Khi rơi vào tay địch, ông nghĩ, họ muốn giết thì giết, muốn bắn thì bắn không còn cách nào khác. Ông không biết tiếng Mỹ, còn người Mỹ cũng chẳng biết tiếng Việt. Một người Việt phiên dịch đã giúp ông khai rằng mình là y tá đi phục vụ cho Trung đoàn 18 và bị thương. Họ tên phải khai thật, cứ nói đại là ở Hà Nội, bởi giọng Bắc không lẫn với người Nam được.

cuu-binh-my-tra-lai-xuong-tay-cho-nguoi-linh-viet-sau-47-nam-cat-giu-9
Hình ảnh ông Nguyễn Quang Hùng vào năm 2013

Ông Hùng nói, do bên cạnh ông có túi thuốc, không có súng đạn gì, lại nằm điều trị vết thương quá lâu, dần dần họ cũng “lơ” không để tâm đến tù binh tàn phế này nữa.

Những lúc ông nằm điều trị bị còng 1 chân vào giường, nhiều lính Mỹ còn mang bánh mỳ đến cho ông ăn. Khi vết thương lành, không biết đi đâu về đâu, ông quanh quân ở trong bệnh xã An Túc. 

Một số y tá, ý sĩ người Việt ở đây có cảm tình với ông. Thấy ông nhanh nhẹn, họ nhờ ông phụ việc phát thuốc, tiêm thuốc cho người dân. Ở đây chừng được 3 tháng bỗng một ngày trực thăng đưa ông xuống Bình Định, gửi ông đến nhà bác sĩ Minh phụ việc.

Ông làm việc chỉ được nuôi cơm, một thời gian thấy chán nản nên đón xe đò quay lại An Khê, xin phụ việc tư cho ông Hồ Xuân Quán, là y tá của bệnh viện An Túc.

Sau ngày thoát chết ở An Túc, ông Nguyễn Quang Hùng cho rằng mình đã tìm cách liên lạc với tổ chức nhưng không được, ông Hùng kể rằng, ông đã nhờ ông Ba Khải - một cơ sở cách mạng - móc nối với Trung đội ông Châu, đơn vị Việt Cộng nổi tiếng ở khu vực An Khê lúc đó.

Ông Ba Khải cho biết tổ chức đã đồng ý đón ông lên, đến hẹn ông Khải và ông Hùng vào rừng chờ mãi nhưng chắc do trục trặc gì không thấy người trên núi đến đón. Sau lần đó, ông đã ở hẳn An Khê, lấy cô con gái của ông Hồ Xuân Quán, lập nghiệp trên vùng đất mới này.

Xem thêm: Nữ anh hùng "gan vàng dạ sắt" Huỳnh Thị Ngọc: Giả câm, giả điên để qua mắt kẻ thù

Đọc thêm

Với "bàn tay phù thủy" của mình, cựu binh Lâm Quốc Dũng đã làm ra những giấy tờ giả giúp bộ đội ta thâm nhập vào đô thành Sài Gòn, góp phần tạo dựng ra những "anh hùng biệt động" lừng danh trong lịch sử. 

Chân dung cựu binh chuyên làm căn cước giả giúp điệp viên cộng sản thâm nhập vào sâu trong lòng địch
0 Bình luận

Hơn 10 năm qua, cựu binh 70 tuổi Lê Trọng Kính không ngại khổ mà vẫn thường xuyên tới các cửa hàng phế liệu mua vật liệu để cải tạo thành xe đạp mới tặng người nghèo.

Hành trình hơn 10 năm miệt mài tân trang phế liệu thành xe đạp tặng người nghèo của cựu binh 70 tuổi
0 Bình luận

Chị Trần Thị Lý là biểu tượng cho tinh hoa của người con gái Việt Nam "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" và ý chí kiên cường của dân tộc anh hùng "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ".

Vụ giải cứu ly kỳ có '1 - 0 - 2' trong lịch sử Việt Nam
0 Bình luận


Bài mới

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Amway hợp tác chiến lược cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nâng cao sức khỏe cộng đồng

Tập đoàn Amway mới đây đã công bố chương trình hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Sự kiện đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong hành trình tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Đề xuất