Cha mẹ dù giận nhau đến mấy cũng không được nói 7 điều này trước mặt trẻ
Theo TS E. Mark Cummings, Giáo sư Tâm lý học của Đại học Notre Dame, trẻ con rất nhąy ᴄảm và luôn ghi nhớ những gì bạn nói dù có tỏ vẻ như đang không lắng nghe.

Ông cũng cho biết, bố mẹ cãi nhau trước mặt bọn trẻ không phải điều gì xấu, quan trọng là cách hai người xử lý xung đột và đối xử với nhau như thế nào.
Dưới đây là những câu các bậc cha mẹ không được nói với nhau khi có con cái bên cạnh.
1. "Em/anh chẳng biết gì!" hoặc "Anh/cô ngu lắm!"
Bất đồng quan điểm với người bạn đời là chuyện bình thường nhưng đi quá giới hạn bằng việc chửi bới hoặc áċ khẩu với nhau thì không hề tốt cho trẻ.
TS Susan Heitler, một nhà tâm lý học cho biết: "Khi bạn chửi thề, dùng những từ ngữ mỉa mai hoặc miệt thị nhau, bọn trẻ sẽ nghĩ rằng "À, thì ra người lớn thường nói chuyện với nhau như vậy".
Các bạn cần phải làm gương rằng người lớn có thể bất đồng quan điểm nhưng vẫn tôn trọng nhau".

2. "Tại con nên em không có thời gian làm việc đó"
Dù vấn đề giữa vợ chồng bạn là gì, đừng lôi con cái vào. Chúng sẽ nghĩ là tại mình mà bố mẹ cãi nhau.
3. "Em thấy anh tán tỉnh…"
Dù bạn chỉ đang nói đùa, con bạn có thể nghe được điều này và ngay lập tức lo lắng có chuyện gì đó không ổn giữa bố mẹ chúng.
Những chuyện tế nhị như vậy hãy nói riêng với nhau chứ đừng nói trước mặt trẻ.
4. "Mẹ anh làm em phát điên mất! Bà ấy đúng là không bình thường!"
Hãy nhớ rằng bà ấy là người mẹ chồng khó ưa của bạn nhưng cũng là bà nội của con bạn.
Trừ khi mẹ chồng bạn làm điều gì không chấp nhậɴ được, đừng làm sứt mẻ mối quąn hệ bà cháu bằng việc nói xấu bà ấy.

5. "Em/anh mà cứ tiêu tiền như vậy thì chúng ta sẽ ra đường mất"
Khi trẻ nghe được vợ chồng bạn cãi nhau về chuyện tiền bạc, nó có thể suy nghĩ một cách tiêu cực và không còn cảm thấy bình yên khi ở nhà.
Điều đó không có nghĩa đừng bao giờ thảo luận chuyện tài chính trước mặt con mà hãy nói chuyện một cách tích cực và phù hợp lứa tuổi.
Với trẻ lớn một chút, các bạn có thể nói về việc tiết kiệm tiền hoặc ᴄắt giảm chi tiêu nhưng chúng cần phải biết bố mẹ đều nhất trí với việc đó.
6. "Anh/em quá dễ dãi với con!"
Câu nói này chia bố mẹ thành hai phe "thiện – ác" và con bạn sẽ học cách tận dụng điều đó để có được điều chúng muốn mà không bị "kỷ luật".
7. "Không thể nói chuyện với anh/em nữa!"
Đóng sầm cửa hoặc chơi trò im lặng với người bạn đời trước khi có cơ hội giải quyết vấn đề cũng có tác động xấu đến trẻ em y hệt việc bố mẹ nặng lời với nhau.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi trẻ con thấy xung đột được giải quyết, chúng sẽ có những cảm xύc tích cực.
Việc chứng kiến bố mẹ thỏa hiệp và lắng nghe các vấn đề của nhau rất có lợi cho trẻ em.
Vì vậy, khi hai vợ chồng đã cãi vã lên đến đỉnh điểm, thử nói với nhau: "Hãy bình tĩnh lại và nói tiếp chuyện này trong vòng nửa tiếng nữa nhé", như vậy cả hai sẽ tránh làm tổn thương nhau và tổn thương cả đứa trẻ.
Đọc thêm: Chuyện cảm động về cô bé mồ côi mẹ, 5 tuổi đã biết tự nấu ăn
Đọc thêm
Không cần dạy chàng trai của mình những điều cao xa, bậc làm cha hãy dạy con 5 điều này trước tiên.
“Mẹ nuôi con cả đời” là câu chuyện ngắn sâu sắc, xúc động về tình cảm mẹ chồng nàng dâu. Cho đi lương thiện ắt sẽ nhận lại lương thiện!
Tác giả Lưu Đình Long có bài viết về chuyên đề Cha mẹ cùng con vượt qua áp lực cuộc sống như sau
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.