Vợ chồng đối đãi nhau như khách – Câu chuyện nhân văn về đạo nghĩa vợ chồng

Vợ chồng đối đãi nhau như khách là một câu chuyện nhân văn sâu sắc, là bài học về đạo nghĩa, cách ứng xử giữa vợ chồng với nhau.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Vợ chồng đối đãi nhau như khách”

Cặp vợ chồng già U80 sống trong một căn nhà cấp 4 tiện nghi tàm tạm, phòng khách khoảng 20m2 đủ kê bộ bàn ghế cũ, chiếc tivi 40 inch, một gian bếp, 2 phòng ngủ và 1 toilet 2 ngăn.

Ông bà sống cạnh gia đình con cái và con rể. Con trai ông bà lấy vợ, lập nghiệp ở xa. Ông bà nghỉ ở gần con trai hay con gái đều được, bởi từ trước đến nay ông bà không phân biệt con trai hay con gái, các con đều được đối xử như nhau. Con trai và con dâu có ý định đón ông bà đến ở chung hoặc ở gần với chúng nhưng ông bà không nghe. Cả hai đã sống ở đây hơn 50 năm rồi, bao nhiêu bạn bè, đồng nghiệp, người quen. Bây giờ chuyển đến nơi mới lại phải thiết lập các mối quan hệ mà tuổi ông bà cũng cao rồi, người cùng tuổi thì ngày càng hiếm.

Hai ông bà đi hay về đều chào nhau “Anh đi đây” hay “Em đi đây” hoặc “Anh về rồi”, “Em ơi, anh đã về”.Nếu những câu đối thoại mà người ngoài có thể nghe được thì ông bà dùng từ “Ông, Bà” như mọi người cùng tuổi thường dùng.

Vo-chong-doi-dai-nhau-nhu-khach-Cau-chuyen-dao-nghia-vo-chong-2

Đôi khi cao hứng, ông hay đùa với bà rằng: “Vợ đâu rồi”

Bà sẽ nhẹ giọng trả lời: “Em đây”

“Em ơi”

“Gì anh”

“Em có thấy người yêu anh đâu không!”

Bà nghe ông nói thế là khuôn mặt bà ửng lên.

Hay có hôm, bà đang tưới luống rau thơm ông lại gọi: “Tình yêu của tôi đâu rồi?”, như thế là bà biết ông đã pha xong trà rồi mời bà về dùng.

Ông rót nước sôi vào chén để một lúc rồi đem nước đó bỏ đi, rồi ông rót hai chén trà, đem để trước mặt bà nói: “Em uống nước”

Gia đình các cụ thân sinh của ông bà cách nhau hơn 100km, cái duyên đưa ông bà đến với nhau, kiếp trước ông bà nợ nhau nên phận là ông bà kết vợ chồng với nhau hơn 50 năm trước. Khi ông bà còn nhỏ tuổi thì cha mẹ cả hai người đều là những người biết dùng trà và sau này ông bà cũng trở thành người “nối nghiệp” dùng trà.

Vo-chong-doi-dai-nhau-nhu-khach-Cau-chuyen-dao-nghia-vo-chong-3

Ông vụng nấu ăn nhưng lại không ngại rửa bát, rửa rau, quét nhà. Bà nấu ăn rất ngon, mùa nào thức ăn ấy, vườn trong nhà quanh năm đều có rau xanh. Bà xào nấu thức ăn, khi thức ăn gần chín thì đã có bát đĩa đựng đặt ngay bên cạnh do ông chuẩn bị. Công việc sắp mâm, thu mâm ông cũng rất hay làm.

Ông ngồi đầu nồi xới cơm cho bà, ông bà thường ăn rau trước, sau đó đến các món luộc hấp, ăn lưng cơm sau cùng với các món mặn. Khi bà chuyển sang ăn cơm, hay tay ông đón cái bát từ tay bà, nói: “Anh xới cơm”

Rồi ông đưa cơm cho bà, bà cũng giơ hai tay và nói: “Em xin”

Ăn cơm xong, nghỉ ngơi rồi ông pha trà mời bà, ông cũng không quên xoay quai chén về phía bên phải của bà.

Khi ông gọi bà thì bà “Dạ, vâng”. Ngược lại ông cũng dạ vâng với bà.

Tôi hỏi ông: “Vợ chồng đối đãi nhau như khách, xưng hô với nhau mẫu mực, do đâu mà hai bác làm được như vậy?”

Vo-chong-doi-dai-nhau-nhu-khach-Cau-chuyen-dao-nghia-vo-chong-4

Ông nói: “Khi cháu Đức (con trai ông) tập nói thì ông cụ thân sinh tôi bảo bây giờ cả nhà mình phải xưng hô mẫu để Đức nó học nói, bố mẹ Đức gọi ông bà thì ông bà cũng dạ vâng như ông bà gọi các con. Từ ấy, hai vợ chồng xưng hô mãi với nhau thành quen”.

Còn việc vợ chồng đối đãi nhau như khách, cư xử ôn tồn nhã nhặn với nhau là tôi ảnh hưởng từ các cụ thân sinh, từ nhỏ tôi đã thấy thầy mẹ tôi đối xử với nhau nhẹ nhàng, không cáu gắt, hai cụ rất kính nhau.

Ông cụ còn kể cho tôi nghe câu chuyện bên Tàu: Vào thời Xuân Thu, vua nước Tấn cử một sứ thần sang thăm nước Lỗ. Một hôm trời nắng, trên đường trở về nước Tấn sứ thần đi ngang qua nước Kế. Ông nhìn thấy một nông phu đang làm cỏ ngoài đồng và một phụ nữ trẻ, có lẽ là vợ của anh ta, cô đang mang bữa trưa ra cho chồng. Người phụ nữ bưng bữa trưa bằng cả hai tay, đưa cho chồng một cách tôn kính và người chồng cũng như vậy, kính cẩn nhận lấy bữa trưa của mình. Trong lúc người nông phu dùng bữa vợ anh đứng một bên đợi một cách lễ độ.

Vị sứ thần vô cùng ấn tượng với những gì bản thân nhìn thấy và trong lòng ông thầm thán phục, nghĩ rằng: “Vợ chồng đối đãi nhau như khách quả là một việc đáng để học hỏi”.

Xem thêm: Hôn nhân bất hòa là do một trong hai yếu tố này: cảm tình phai nhạt, cư xử tùy tiện

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

“Mẹ anh phiền vậy đó!” là câu chuyện nhân văn đầy xúc động, bài thọc thức tỉnh dành cho những người làm con trên đời.

“Mẹ anh phiền vậy đó!” – Câu chuyện xúc động thức tỉnh người làm con
0 Bình luận

“Hai người bạn và hai bao gạo” là câu chuyện nhân văn, một bài học lớn giúp bạn hiểu rằng thành công không đến từ người khác mà đến từ bản thân.

Hai người bạn và hai bao gạo – Câu chuyện giúp ngộ ra chân lý nếu 'không tự nỗ lực thì ông Trời cũng chẳng cứu được bạn'
0 Bình luận

Thả tro cốt cha mẹ xuống biển cho mát lành là câu chuyện khiến nhiều người phải ngẫm nghĩ, báo hiếu lúc cha mẹ còn sống chứ không phải khi cha mẹ mất đi.

Thả tro cốt cha mẹ xuống biển cho mát lành – Câu chuyện khiến nhiều người phải hổ thẹn
0 Bình luận

Tin liên quan

Bát mì ấm áp đêm giao thừa là một câu chuyện có thật khiến bất kỳ ai khi đọc được trong lòng cũng sẽ cảm thấy ấm áp và mỉm cười.

Bát mì ấm áp đêm giao thừa – Câu chuyện ấm áp và nhân văn
0 Bình luận

“Vàng và bùn, thứ gì đáng giá hơn?” là một câu chuyện ngụ ngôn đặc sắc, dạy ta rất nhiều bài học về cuộc sống, giá trị nhân sinh trong đời.

“Vàng và bùn, thứ gì đáng giá hơn?” – Câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc
0 Bình luận

“Mua chục trứng gà để mua tình yêu cho mẹ” là câu chuyện nhân văn về tình cảm mẹ con khiến nhiều người bồi hồi xúc động

Mua chục trứng gà để mua tình yêu cho mẹ - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 8 phút trước
Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 21 giờ trước
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 22 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Triết lý từ chuyện tình trong phim  Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
 Mẹ muốn tái hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Người xưa nói: Gia phong tốt vượng ba đời

"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Mẹ chồng nàng dâu – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Vợ chồng tôi kết hôn đã hơn một năm, nhưng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không những không cải thiện mà còn xấu đi theo thời gian khiến tôi mệt mỏi vô cùng.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Lão Tử dạy: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt

Lão Tử dạy 3 bài học lớn: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt. Hậu thế lĩnh hội được thì sướng cả đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Kẻ ăn bám chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi chưa từng nghĩ rằng, trong mắt chồng tôi lại là kẻ ăn bám. Suốt 4 năm qua tôi giam mình trong bức tường, làm một người mẹ, người vợ không lương để rồi nhận lại quả đắng như vậy sao?

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
4 đoạn hội thoại giữa Khổng Tử và Lão Tử: Hiểu được 1 đoạn cũng giúp đời nở hoa

Khổng Tử có nhiều lần đến thăm Lão Tử và trong các cuộc đối thoại của họ, chúng ta sẽ thấy 2 thế giới quan và quan điểm sống hoàn toàn khác nhau.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Xúc động bức thư “Gửi lại những người đang sống” của 3 liệt sĩ

Bức thư “Gửi lại những người đang sống” là những dòng thư đầy xúc động được 3 liệt sĩ thuộc Tiểu đội 1, Trung đội Ký Con, Trung đoàn Bình Giã, Quân giải phóng miền Nam để lại giữa cánh rừng nguyên sinh tại thượng nguồn sông Đồng Nai.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
PC Right 1 GIF
Đề xuất