Tư tưởng “giữ chồng” của mẹ vợ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Bố mẹ vợ lên chơi 3 ngày, vợ chồng tôi liền xảy ra chuyện. Vợ tôi một mực đòi giữ tiền, tôi biết nguyên nhân đằng sau nhưng chỉ dám cay cú trong lòng chứ không thể cãi.

Lương tôi được hơn 40 triệu mỗi tháng, trong khi vợ chỉ khoảng 12 -13 triệu. Tính vợ tôi thì tiêu xài hoang phí, cứ có tiền trong túi là mua sắm không biết điểm dừng. Hồi đầu cưới xong thì tôi cũng ngoan ngoãn đưa hết tiền lương cho vợ giữ. Tôi cứ nghĩ là phụ nữ cô ấy sẽ biết tính toán tiết kiệm để vợ chồng sớm mua được nhà. Nào ngờ sau 2 tháng tôi liền phát hoảng…
Tháng nào vợ tôi cũng hỏi “Anh còn đồng nào không đưa em đóng tiền điện”, hoặc “Anh chuyển cho em 3 triệu nhé để em trả tiền ship”,… Mỗi lần tôi hỏi tiền lương anh đưa cho em đâu thì vợ đều tỉnh bơ trả lời: “Em tiêu hết rồi. Bao nhiêu thứ phải mua sắm đấy anh không thấy à?”.
Tôi không chịu nỗi nữa phải ngồi lại với vợ nghiêm túc phân chia việc quản lý tiền bạc và chi tiêu trong gia đình. Tôi sẽ đưa vợ mỗi ngày 200 ngàn để lo tiền thức ăn. Muốn mua gì khác cô ấy phải nói trước để tôi xem xét, nếu hợp lý tôi sẽ chuyển tiền, còn không được thì thôi. Hai vợ chồng cố gắng mỗi tháng chỉ chi tiêu khoảng 15 triệu, bao gồm cả tiền nhà và điện nước.
Tuy nói thế nhưng tháng nào vợ tôi cũng hỏi xin thêm vài triệu với đủ lý do nào là tiền kem chống nắng, sữa rửa mặt, váy đi ăn cưới, rồi xe em hết xăng, hỏng lốp,… toàn những thứ không thể không chi tiền ra được. Thế là tháng nào cũng bay vèo vèo 20 – 22 triệu. Đây là tôi còn gạt bỏ nhiều thứ vợ đề xuất rồi đấy. Nhưng chí ít chúng tôi vẫn tiết kiệm được 30 triệu/tháng. Đây cũng là con số không nhỏ đối với cặp vợ chồng trẻ.

Vợ chồng ăn ý chi tiêu với nhau được 1 năm để ra được hơn 300 triệu, thì hôm vừa rồi, bố mẹ vợ lên chơi ở lại 3 ngày nên biết chuyện. Hôm nào ông bà cũng thấy tôi đưa tiền cho vợ đi chợ, rồi tiền ship, tiền điện nước, một số việc khác vợ cũng đều chủ động gọi cho tôi. Bố mẹ vợ thấy lạ nên hỏi và biết tình hình trong nhà.
Ngay tối đó, tôi nghe được bà nói chuyện riêng với vợ. Bà bảo vợ tôi "ngu ngốc" khi để chồng nắm hết tiền bạc trong nhà như thế, nhỡ sau này nó ra bên ngoài léng phéng, về đòi bỏ vợ thì vợ thì trắng tay à. Rồi nào thì đàn ông cầm tiền trong người dễ sinh hư lắm. Bà lấy luôn ví dụ về bản thân, từ ngày cưới bố đến nay, bà luôn nắm hết tiền bạc trong nhà nên nói gì là ông nghe răm rắp. Trái ý bà là bà cho ra đường ở luôn, nên gia đình luôn hạnh phúc, gắn bó với nhau mấy chục năm trời, ông chưa từng đối xử tệ với bà...
Vợ tôi được mẹ "nhồi" vào đầu tư tưởng đó thì nghe thấm thía lắm. Lúc quay lại giường, cô ấy liền một hai đòi giữ sổ tiết kiệm cho bằng được và hùng hồn tuyên bố từ giờ sẽ quản lý tài chính gia đình. Mặc cho tôi giải thích rằng vợ không có khả năng giữ tiền, có phải tôi chưa từng cho cô ấy thử sức đâu, chẳng qua cô ấy không làm nổi. Chồng giữ thì cũng là tài sản chung của 2 người có đi đâu mà thiệt, cả năm nay vợ chồng mình đã thống nhất với nhau rồi. Nhưng vợ tôi nhất quyết đòi cầm, còn tỏ ra giận dỗi tôi, cho tôi thời hạn 2 ngày suy nghĩ, nếu không thì cô ấy sẽ bỏ về nhà mẹ đẻ.
Khổ thật đấy, tôi biết làm gì để vợ hiểu hoàn cảnh gia đình mình khác với bố mẹ đây? Đưa cho vợ thì tôi dám chắc còn lâu chúng tôi mới mua được nhà, khi cần tiền có lẽ còn không "bói" nổi ra một đồng.
Đọc thêm
Bao nhiêu năm qua họ ruồng bỏ mẹ vợ, không một ngày báo hiếu, kể cả khi biết tin bà nằm viện cũng không hề đoái hoài, tại sao tôi phải giao tài sản lại cho họ?
Nghe những lời vợ nói trước khi đến buổi họp lớp ngày mai mà anh lại càng thấm thía, trân trọng cô. Vợ đâu chỉ là bạn đời mà còn là tri kỷ, phúc phận của mình.
Tôi xin nhường chồng cho cô để trở thành một người mẹ đơn thân, tôi thà nhận thua để có một cuộc đời khác chứ không muốn đời mình có bóng dáng của kẻ tệ bạc.
Tin liên quan
Nếu muốn dứt khỏi những điều đó, đừng tìm đâu xa, hãy hướng vào tâm của mình, thay đổi góc nhìn, coi nhẹ nó và buông bỏ…
Cổ nhân đã để lại cho đời sau nhiều lời đúc kết ý nghĩa, có giá trị, trong đó có câu: "Người ta ta tham ba việc, bận vô ích".
Người tài giỏi luôn là người khiêm tốn, biết chừng mực. Trong khi kẻ hèn kém lại thích phô trương, làm màu, thích "ngồi lên đầu" người khác.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.