Tình người quanh ta – Câu chuyện nhân văn cảm động
Tình người vẫn ở quanh ta đấy thôi, một cử chỉ thân thiện đúng đẵn cũng đủ làm ta thấy hạnh phúc, một hạnh phúc nhỏ nhoi không thiếu trong đời thường!

Sáng ra nổ máy xe chuẩn bị đi chợ thì thấy bánh xe mềm quá, thế là phải lụi cụi dắt xe ra đầu ngõ bơm. Bơm xe xong, anh thợ sửa xe nói: “Hai ngàn!”.
Tôi mở ví lấy tờ 100 ngàn đưa anh, ngập ngừng nói: “Tôi không có tiền lẻ…”.
Nói xong chỉ sợ bị chửi vì sáng ra “mở hàng” đã bắt người ta thối tiền. May mà anh thợ sửa xe vui vẻ nói: “Không sao, tôi cũng không có đủ tiền thối lại, lúc khác chị ghé trả cho tôi cũng được”.
Tôi không ngừng anh không giận dữ mà còn ăn nói nhẹ nhàng như vậy. Tôi nở nụ cười biết ơn, bảo: “Lát nữa đi chợ về tôi ghé trả anh”.
Anh xua tay, cười vui vẻ đáp lời: “Chuyện nhỏ ấy mà!”.
Ra đến chợ tôi mua 10 ngàn rau muống, cũng đưa tờ 100 ngàn đó và cô bé bán rau cũng không có tiền thối lại. Tôi đang lo sẽ nhận lại cái nguýt háy cháy mặt như những lần trước tại nơi bán rau khác… tôi tự hứa lần sau ra ngoài sẽ chuẩn bị sẵn tiền lẻ. Không ngờ, cô bé cười tươi bảo: “Cô chờ tí, để con đi đổi tiền”.
Nói xong cô bé chạy nhanh đến quầy hàng gần đấy nhờ đổi tiền rồi quay trở lại, thối đủ cho tôi phần tiền còn thừa. Thấy cô bé dễ thương nên tôi mua thêm một số rau củ nữa để dành mấy hôm sau ăn. Cô bé cảm ơn tôi không ngớt lời, còn dặn: “Lần sau cô ghé chợ nhớ mua ủng hộ con nữa nha!”.

Đang định lên xe về nhà thì tôi bắt gặp một bé trai cầm xấp vé số mời chào: “Cô làm ơn mua giúp con một tờ”. Nhìn quần áo tôi đoán có vẻ cậu bé vừa mới tan học về, chắc đi bán thêm vé số để phụ giúp cha mẹ.
Tôi bắt chuyện hỏi: “Một tờ vé số bao nhiêu tiền con?”.
“Dạ 10 ngàn ạ”.
“Bán một tờ vậy con lời bao nhiêu?”.
“Dạ một ngàn cô”.
Tôi đưa cho thằng bé 10 ngàn, nói với em là tôi không lấy vé số, tưởng vậy thằng bé sẽ vui mừng cảm ơn, nhưng không… nó cầm một tờ vé số đưa tôi và nói: “:Con bán vé số chứ không xin tiền. Cô cứ cầm lấy một vé đi ạ!”.
Tôi không ngờ thằng bé còn nhỏ mà đã có lòng tự trọng như vậy, cha mẹ nó đã dạy con mình rất khéo. Thế là tôi mỉm cười, bảo: “Vậy thì bán cho cô 5 tờ”. Mua xong trên tay tôi còn 5 ngàn tiền lẻ, thế là tôi tặng thêm cho em và lần này thì em nhận vì tôi bảo nếu không nhận tôi sẽ không mua vé số.
Trên đường về nhà, tôi thấy lòng mình vui vẻ quá. Tình người vẫn ở quanh ta đấy thôi, một cử chỉ thân thiện đúng đẵn cũng đủ làm ta thấy hạnh phúc, một hạnh phúc nhỏ nhoi không thiếu trong đời thường!
Xem thêm: Hối hận vì gửi con cho mẹ chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Nghe lời các con nói trong lúc say, tôi cảm thấy đau lòng và thất vọng vô cùng. Hôm sau tôi liền thu dọn đồ đạc, gọi taxi về quê và để lại mảnh giấy với nội dung: "Đừng về quê tìm bố nữa!".
Có lẽ, anh không chỉ dạy con, anh còn dạy cả tôi bài học làm mẹ nữa. Tôi tin với một người trụ cột như anh, “con tàu gia đình” của chúng tôi sẽ cập bến an toàn.
Đi làm về khuya, vô tình nghe những lời mẹ chồng nói mà mắt tôi cày xè, tôi thấy có lỗi quá vì bấy lâu nay cứ ỷ y vào tình thương của mẹ mà làm những điều không phải...
Tin liên quan
Cổ nhân nói, nếu như bạn gặp được 4 người này thì đó chính là quý nhân trong đời. Tuyệt đối đừng lướt qua nhé!
Sống ở đời, hãy làm người chính trực, thẳng thắn, không hổ thẹn với trời đất, với lòng mình; bình thản vượt qua những thăng trầm cuộc sống.
Cổ nhân từng nói, chấp nhận và tận hưởng sự cô đơn là một loại cảnh giới trí tuệ đầy khôn ngoan. Trước phải hòa hợp với mình, sau đó mới học được cách hòa hợp cùng người khác.
Bài mới

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.