So với kiếm tiền giữ tiền còn khó hơn: “Kiếm tiền nhờ cơ hội, tiêu tiền nhờ trí tuệ”
So với kiếm tiền giữ tiền còn khó hơn nhiều. Như người xưa thường nói “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, người kiếm được tiền chưa chắc đã giữ được tiền, kiếm tiền nhờ cơ hội, tiêu tiền nhờ trí tuệ.
Ở thời đại này ai mà chẳng muốn kiếm tiền, ai chẳng ước mình bỗng dưng giàu có sau một đêm. Nhưng có một hiện thực mà có lẽ bạn cũng biết, xã hội này không thiếu những người nghèo có năng lực và lý do họ không thành công chẳng qua cũng chỉ vì không được gặp thời cơ mà thôi.
Nhưng nhiều khi dù có kiếm đủ tiền đi nữa nhưng liệu bạn có thực sự biết giữ tiền không? Có thật sự biết tiêu tiền không, đó cũng là vấn đề.
Thực ra, so với kiếm tiền, tiêu tiền còn khó hơn rất nhiều. Nó cần tới trí tuệ, đức lạnh và thường những người không biết tiêu tiền cũng sẽ chẳng biết cách giữ tiền.
Kiếm tiền, dựa vào cơ hội
Lei Jun, CEO của Xiaomi từng nói trong một buổi thuyết giảng rằng: “Một người không ngừng nỗ lực, nhất định sẽ thu được chút thành tích nào đó, nhưng muốn kiếm được nhiều tiền vẫn phải dựa vào thời vận.
Ý của Lei Jun đó là, muốn kiếm tiền cơ hội là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là kiểu cơ hội mà thời đại ban cho.
Cũng giống như trong “Tam Quốc diễn nghĩa” vậy, nếu không phải Đổng Trác nổi dậy làm phản, chư hầu thiên hạ hợp lại thành một liệu 3 anh em Lưu Quang Trương có cơ hội hay không, bởi suy cho cùng họ cũng chỉ là những tiểu thương vô cùng nhỏ bé thời đấy mà thôi. Chính là thời đại cho họ cơ hội, đó cũng chính là cái mà người ta gọi là “thời đại sinh anh hùng”
Có người nói rằng: “Khi mà cơ hội tới, tiền đến với mình ra sao có thể chính bạn cũng chẳng rõ”. Cũng có một câu khác “Tọa địa nhật hành bát vạn lý, tuần thiên dao khán nhất thiên hà”, ý muốn nói nhiều khi bạn chẳng cần làm cái gì, cứ ngồi trên trái đất thôi một ngày cũng có thể đi được 8 vạn bước đường rồi. Đây chính là sự tăng tốc của thời đại.
Thế mới nói, muốn kiếm tiền năng lực là điều hiển nhiên nhưng thứ bạn dựa vào vẫn là cơ hội, là thời cơ. Nên khi thời tới rồi có muốn cả cũng chẳng cản nổi.
So với kiếm tiền, giữ tiền càng cần tới trí tuệ
Kiếm tiền có thể nhờ vào cơ hội nhưng có giữ được tiền hay không lại phải dựa vào chính mình, phải xem bạn có đủ cái trí tuệ để mà tiếp tục giữ được tiền trong tay hay không.
Công ty tôi trước đây có một đối tác trẻ, vừa ra trường cậu ấy đã bắt tay vào khởi nghiệp ngay lập tức. Khi ấy, vừa hay gặp được cơ hội tốt ngay tháng đầu tiên đã có thể kiếm được hàng trăm triệu. Lúc đó, cậu ấy bỗng cảm thấy kiếm quá đơn giản, vừa mới làm ăn mà đã kiếm được ngần đó tiền, cứ đà này vài năm tỷ phú chắc là chuyện thường, thậm chí còn có thể ghi danh vào danh sách những người giàu của Forbes chắc cũng không thành vấn đề.
Nghĩ mình kiếm được nhiều cậu ấy trở nên rất hào phóng, chỉ thưởng cho Streamer thôi cũng tới mấy chục triệu một người. Rất nhanh, số tiền cậu ấy kiếm được cứ không cánh mà bay, công ty cũng vì vậy mà không duy trì được dòng vốn, phải tuyên bố phá sản.
Vài năm sau, tuy vẫn có ý định khởi nghiệp nhưng do vẫn đang nợ nần chồng chất nên đành bất lực tiếp tục cuộc sống làm công.
Sự việc xảy ra thực cũng chẳng ai trách được ngoài bản thân cậu ấy. Được thời đại chiếu rọi, được cơ hội ưu ái nhưng lại không biết cách giữ tiền, càng không biết cách tiêu tiền để rồi cuối cùng không giữ được gì cho bản thân, thậm chí còn mang trên vai một gánh nợ.
Muốn giữ tiền hãy nhìn cách bạn tiêu tiền
Muốn giữ được tiền thì cách bạn tiêu tiền như thế nào rất quan trọng. Bạn kiếm được tiền sau đó bạn dùng số tiền đó để ăn chơi hưởng lại, hay tiêu cho các tài nguyên xã hội hoặc là đem đi tích trữ. Tất cả đều cho ra những kết quả khác nhau.
Đỗ Nguyệt Sanh – trùm xã hội đen khét tiếng bến Thượng Hải lúc bấy giờ, từng làm tạp vụ cho Huang Jinrong. Trong một lần tình cờ ông lập được đại công và được vợ của Huang Jinrong thưởng cho 2000 đại dương. Thời điểm đó, đây là một số tiền không hề nhỏ. Thực ra, vợ của Huang Jinrong chỉ là đang muốn thử xem liệu Đỗ Nguyệt Sanh sau này có làm nên trò trống gì hay không. Theo bà suy nghĩ, muốn nhìn tương lai phát triển của một người thì cứ nhìn cách anh ta sử dụng số tiền của mình.
Đỗ Nguyệt Sanh lúc đó cầm lấy số tiền lớn, ông đã không dùng nó để ăn tiêu cũng chẳng cất nó đi mà đem đền đáp cho những người bạn cũ từng giúp mình, đồng thời cũng mua rất nhiều lễ vật để tặng cho một vài “quý nhân” khác. Thực ra, cách làm của Đỗ Nguyện Sanh chính là biến tiền thành tài nguyên xã hội, những ngày tháng oanh tạc sau này của ông, thực ra cũng nhờ vào sự hỗ trợ của anh em bạn bè chí cốt rất nhiều.
Đây chính là một ví dụ điển hình của người biết tiêu tiền. Tất nhiên không phải tất cả mọi người đều biết lấy ơn báo ơn, nhưng trong cuộc sống bạn cần phải tin một điều rằng, chỉ cần bạn đủ trượng nghĩa những người khác chắc chắn sẽ luôn nhớ đến bạn.
So với kiếm tiền, việc giữ được tiền hay không rất quan trọng. Mà muốn xem giữ được tiền hay không còn phải xem bạn tiêu tiền ra sao.
Xem thêm: 3 câu nói của Lão Tử đáng để suy ngẫm: Bài học quý báu dành cho hậu thế
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận