Phúc đức của một người được thể hiện qua lời nói: Tránh xa 4 kiểu nói rước họa vào thân
Tấm lòng, chí hướng, phúc đức của một người đều được thể hiện qua lời nói. Vì thế, trước khi mở miệng hãy cân nhắc thật kỹ điều gì nên nói, điều gì không.
Lời nói thể hiện phúc đức của một người
Người xưa có câu: “Diện tướng hiện nội tâm, cử chỉ hiện tính cách, khẩu đức hiện nhân phẩm”. Nghĩa là chúng ta có thể nhìn thấy tấm lòng của một người từ khuôn mặt của người đó và nhìn thấy tính cách từ hành vi của họ. Tương tự, chúng ta cũng có thể biết phẩm cách, phúc đức của một người từ lời nói. Người có phúc đức sẽ không nói những câu thừa thải hay nhảm nhí, cũng không nói năng mà không suy nghĩ. Mà sau khi cân nhắc lời nói kỉ hàng, họ mới chậm rãi trình bày rõ ràng và rành mạch.
Có người từng nói rằng: “Nói chuyện là một môn nghệ thuật. Những người biết nói chuyện có thể nói ra những lời nói vui vẻ trong một ngữ cảnh hài hòa. Còn những người cho rằng mình thông minh thì vội vàng khua môi múa mép, kết quả là phơi bày mặt tối của mình cho người khác thấy”.
Lời nói có duyên có thể sưởi ấm suốt mùa đông, còn lời vô duyên như dao cắt vào lòng người mãi mãi không thể chữa lành. Đôi khi lời nói có thể phản ánh rõ ràng nhất tính cách và cách sống của một người. Nói hay ở đây không phải là nói những lời xu nịnh, ngon ngọt mà là hiểu những gì cần nói để đôi bên vừa ý, đạt được hiệu quả trong giao tiếp.
Theo phong thủy, nếu bạn không biết giữ mồm giữ miệng thì thần tài sẽ mang tiền bạc sang nhà khác. Vậy nên, tốt hơn hết là chúng ta nên nói những lời hay ý đẹp, tránh xa 4 kiểu nói rước họa vào thân dưới đây:
1. Tránh nói những lời cay nghiệt
“Hiếu thuận có tính kế thừa”, nghĩa là bạn đối xử với người khác thế nào, thì người xung quanh sẽ đối xử với bạn lại như thế. Bạn là người như thế nào, con cháu của bạn sẽ là người như thế đó. Vậy nên, nếu muốn những người xung quanh trở thành người tốt, thì bạn phải là người tốt trước đã.
Trong cuộc sống luôn có những người dù người khác có làm gì đi chăng nữa thì họ vẫn luôn chế giễu, nói những lời mang hàm ý mỉa mai. Người xưa cho rằng: “Người bạc bẽo thường là người nông cạn, thiếu phước”. Do đó, dù bạn có thích đối phương hay không cũng đừng nói ra những lời cay nghiệt. Bởi lời nói thể hiện tấm lòng, phúc đức của một người, nếu nói ra những lời không tốt chí hướng và hạnh phúc của bạn cả đời cũng sẽ bị ảnh hưởng.
2. Nói những điều sai sự thật
Cuộc sống không thiếu những người thích nói xấu sau lưng, thậm chí chơi xấu người khác. Nhưng bạn đừng lầm tưởng rằng làm như vậy là hả dạ, là thắng lớn, chính bạn đang bị kéo vào vòng xoáy của thị phi mà không hề hay biết.
Bạn biết đấy, người càng bàn nhiều về ai đúng ai sai thì họ càng dễ làm mất lòng người khác. Trên đời này không có bức tường nào là gió không lọt qua, những lời bạn nói hôm nay rồi sẽ được đồn đại khắp mọi nơi. Và một ngày nào đó, câu chuyện của bạn sẽ đến tai người kia. Lúc ấy, tranh chấp, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi.
3. Nói những điều vô lý và phóng đại
Một người phù phiếm, tức là cách sống của người đó có vấn đề. Nhưng nếu lời nói của người đó phù phiếm và vô lý, thì có vấn đề chính là tâm hồn và tính cách của họ.
Ở nơi làm việc, trước khi một nhiệm vụ hay dự án bắt đầu sẽ có một số người nói suông như mơ, nói những điều cao siêu xáo rỗng. Những người này cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng bởi những lời nói vô lý của mình.
Trong nhiều trường hợp, lời nói của một người thực sự có thể thể hiện tính cách và đặc điểm của người đó. Vì vậy, hãy bớt nói những điều vô lý, vì hầu hết mọi người trong xã hội vẫn thích con người thật của bạn và thích sự thật hơn. Càng phi lý và phóng đại, bạn sẽ càng bị thất bại.
4. Hạn chế nói những lời phàn nàn hoặc khó chịu
Những người lạc quan, tích cực thì cho dù họ đang ở trong hoàn cảnh nào thì lời nói của họ cũng tích cực và ngọt ngào. Còn những người tiêu cực thì chỉ cần gặp một chút sự cố, họ sẽ bắt đầu đổ lỗi, nói ra những lời đầy bi quan.
Hãy nhớ rằng, một người có thể thành công chắc chắn là người dám hành động chứ không phải “nhà hùng biện”. Cuộc sống lúc nào cũng đầy rẫy khó khăn, nếu ai cũng thở dài và than trách ông trời, không chịu hành động thì cuối cùng sẽ kéo theo tương lai u ám, không tạo dựng duowjc dj thành tựu gì.
Nếu muốn tương lai của bạn trở nên tươi sáng, bạn có thể bắt đầu thay đổi từ cách ăn nói. Nếu bạn muốn cải thiện nội tâm của mình, bạn cũng có thể học cách nói sao cho khéo, có duyên, đi vào lòng người, nói sao cho có đạo đức. Vì đạo đức chính là phúc đức lớn nhất của đời người.
Xem thêm: Tư tưởng “lợi người”: Triết lý sống giản dị của người bán đậu phụ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận