Ở hai đầu nỗi nhớ - Câu chuyện sâu sắc về bài thơ giàu cảm xúc

“Ở hai đầu nỗi nhớ” là một bài thơ xuất sắc, được nhiều người yêu thích nhưng rất ít ai biết được nguồn gốc của bài thơ này. Câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về bài thơ tình yêu tuyệt vời này!

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Ở hai đầu nỗi nhớ”

Tác giả bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ” là một nhà thơ nghiệp dư. Anh tên thật là Trần Đình Chính, sinh năm 1955 tại Hà Nội. Học trường cấp III Trần Phú – Hoàn Kiếm. Năm 1973, anh được lệnh nhập ngũ khi đang học lớp 10. Trong những ngày đi lính, vào giai đoạn cuối của cuộc chiến Trần Đình Chính suýt hy sinh trong một cuộc giao tranh ở vùng tiếp giáp hai tỉnh Cần Thơ và Vĩnh Long.

Sau này, cởi áo lính, Trần Đình Chính theo học khoa Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ra trường, ông được nhận vào làm báo Nhân dân, rồi được phân công vào Đoàn cán bộ sang Campuchia hỗ trợ nước bạn làm báo. Dù lúc này ông chỉ là phóng viên thực tập. Cùng thời gian ấy, có một Đoàn của Sở Thương nghiệp, TP. Hồ Chí Minh sang giúp nước bạn xây dựng mạng lưới bán hàng. Trong đoàn khi ấy có Mai Đào, từng là sinh viên khoa Văn Sài Gòn.

O-hai-dau-noi-nho-cau-chuyen-sau-sac-ve-bai-tho-giau-cam-xuc-1

Tại thủ đô Phnom Penh nước bạn, định mệnh đã khiến Trần Đình Chính vừa gặp đã yêu cô gái Mai Đào. Ngày ấy, Chính 24 tuổi còn Mai Đào mới 20. Chàng là dân Hà Nội, còn nàng là người Sài Gòn. Tên của nàng góp cả hai loài hoa tượng trưng cho mùa Xuân ở Sài Gòn và Hà Nội và nàng cũng đẹp như hoa Xuân. Những lúc rảnh rỗi, Chính thường đưa Mai Đào đo thăm các đền chùa cổ kính. Đêm đến, đôi tình nhân sánh vai nhau ngồi ngắm sao trời. Để rồi sau này, những phút giây hạnh phúc ấy khắc sâu vào nỗi nhớ của Trần Đình Chính: “Ngôi sao như xuống thấp, cho ta gần nhau hơn!”.

Thế nhưng, họ chỉ hạnh phúc bên nhau khoảng một năm, bởi thời điểm mới giải phóng, người ta còn nặng xét lại thành phần lý lịch “bên này, bên kia”. Rồi gia đình của Mai Đào phải rời Sài Gòn đi kinh tế mới ở tỉnh Sông Bé, cô phải về nước phụ giúp cha mẹ. Đến tháng 4 năm 1980, Trần Đình Chính được trở về Hà Nội sau một năm rưỡi sống trên nước bạn.

O-hai-dau-noi-nho-cau-chuyen-sau-sac-ve-bai-tho-giau-cam-xuc-3

Những đêm mưa rơi ở Hà Nội, Chính nhớ Mai Đào đến vật vã, khổ sở. Trong lòng cứ tự hỏi: “Người ấy bây giờ ra sao rồi?”. Nằm ở Hà Nội mà trong lòng chàng trai trẻ cứ nghĩ mãi về một nơi nào đó ở tỉnh Sông Bé – cả một không gian cách trở xa xôi. Bởi dạo ấy, điều kiện giao thông còn rất hạn chế. Và vào mùa hè năm 1980, một đêm mưa Hà Nội, nỗi nhớ cồn cào như dao cứa vào lòng, Trần Đình Chính đã ngồi bật dậy làm thơ:

“Có một không gian nào

Đo chiều dài nỗi nhớ?

Có khoảng mênh mông nào?

Sâu thẳm hơn tình thương?

Anh đang ở Pai-lin

Rừng khộp khô trong nắng

Thương em ngoài ấy lạnh

Muốn gửi chút nắng rừng

Chào Phnom Penh mến yêu

Ở đầu này nỗi nhớ

Anh mơ về bên em

Ngôi sao như xuống thấp

Cho ta gần nhau hơn

Ở đầu kia nỗi nhớ

Nằm đếm tiếng mưa rơi

Đếm mấy triệu hạt rồi

Mà chưa vơi nỗi nhớ

Ở hai đầu nỗi nhớ

Yêu và thương sâu hơn

Ở hai đầu nỗi nhớ

Nghĩa tình đằm thắm hơn”.

Bài thơ được làm vỏn vẹn trong 8 phút. Dưới bài thơ, anh ký tên “Trần Hoài Thu”. Năm 1984, bài thơ được đăng trên báo Nhân Dân. Đến năm 1987, bài thơ “lọt vào mắt xanh” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Với khả năng phổ nhạc bậc thầy, vị “nhạc sĩ của tình yêu” đã chắp cánh cho bài thơ được bay cao, bay xa…

Cho đến bây giờ, sau hơn 30 năm, không ai biết “người đẹp mang tên hai loài hoa Xuân” ấy giờ đang ở đâu giữa dòng đời ngược xuôi. Riêng tác giả của bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ” - Trần Đình Chính lại có một cuộc đời đầy trắc trở với một hậu vận buồn. Ông có một cuộc hôn nhân đổ vỡ, sau đó lại tái hôn với một đồng nghiệp nữ còn khá trẻ. Thế nhưng, hạnh phúc chưa được bao lâu thì anh phát hiện mình bị tiểu đường giai đoạn cuối. Trần Đình Chính từ trần vào ngày 09/05/2014.

O-hai-dau-noi-nho-cau-chuyen-sau-sac-ve-bai-tho-giau-cam-xuc-4

Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đánh giá: “Bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ” thực sự là một tác phẩm thơ xuất sắc và được nhớ đến. Bài thơ đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Nó không ồn ào, không nỉ non, những từ ngữ trong sáng, mượt mà đẹp như những vầng trăng sáng. Không cần cầu kỳ tự bản thân nó đã toát lên vẻ thanh khiết của một mối tình ngây thơ, trong sáng. Bài thơ là tiếng nói đầy ắp yêu thương của tình yêu và nỗi nhớ. Cái dạt dào tình thương ấy đã vượt lên trên tất cả niềm tin, niềm hy vọng ở một tình yêu được hội tụ bởi tinh hoa của trời đất, của con người với con người…”

Nhà báo Thép Mới từng viết: “Đời mỗi người làm văn, làm thơ, làm báo cũng chỉ cần một tác phẩm như “Ở hai đầu nỗi nhớ” là đủ!”.

Trần Quang Dũng biên soạn.

Xem thêm:Người ngoại tình khi về già nhận lại được gì? – Câu chuyện đầy sâu sắc

Đọc thêm

"Chú có biết mật khẩu điện thoại của mẹ cháu không? Những người quen ai cũng biết mật khẩu của mẹ" - câu hỏi nhanh trí của bé gái đã khiến bọn bắt cóc "toát mồ hôi", nhanh chóng bỏ chạy.

Câu chuyện 'bé gái 5 tuổi vạch trần hành vi của kẻ bắt cóc' - Bài học hay trong việc bảo vệ con cái
0 Bình luận

Xuất hiện trong chương trình "Thiếu niên nói", nam sinh TP. HCM nghẹn ngào chia sẻ câu chuyện về mẹ mình - người phụ nữ tần tảo 1 mình gánh gia đình, chăm chồng bệnh tật, nuôi 4 đứa con ăn học...

Nam sinh hiếu thảo khóc nức nở xin mẹ 1 ĐIỀU trong 'Thiếu niên nói': Nghe câu chuyện ai cũng xót xa, nể phục
0 Bình luận

“Ngẫm lại sự đời” là câu chuyện ngắn giúp ta nhìn nhận lại chính mình để biết yêu thương, chấp nhận bản thân, chấp nhận tuổi già của mình.

Ngẫm lại sự đời – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Tin liên quan

“Bức thư chồng viết cho vợ” là tiếng lòng của một người chồng sau 2 ngày 2 đêm đảm nhận vai trò làm vợ, làm mẹ trong gia đình. Một bức thư đầy sự thấu hiểu và cảm thông khiến bất kỳ ai đọc được cũng đều phải đồng cảm, tán thành.

Bức thư chồng viết cho vợ - Câu chuyện nhân văn đầy thú vị
0 Bình luận

“Sự công bằng” là câu chuyện đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc, giúp bạn nhận ra được thế nào là sự công bằng thực sự ở xã hội này!

Sự công bằng – Câu chuyện sâu sắc từ một vị giáo sư
0 Bình luận

“Giám đốc khu bếp” là câu chuyện nhân văn dành cho mọi gia đình, giúp người phụ nữ nhận ra rằng, hạnh phúc là do mình tự nắm lấy không phải là nương nhờ từ người khác.

Giám đốc khu bếp – Câu chuyện sâu sắc dành cho mọi gia đình
0 Bình luận


Bài mới

Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 13 giờ trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 17 giờ trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đề xuất