Nước lũ ngập đồng làng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Nhìn cả đồng lúa chìm trong nước lũ mênh mông, trời vẫn tiếp tục đổ mưa không ngớt, ông Tư mặt buồn rười rượi nghĩ “Mất trắng rồi còn đâu!".

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ông Tư nằm trên chiếc võng móc dưới tán cây xoài trong sân. Trời nắng cùng gió phơn khô nóng khiến cây cối xơ xác, tiêu điều, không một chút sức sống. Chiếc radio ông Tư đặt cạnh võng đang phát đi bản tin dự báo thời tiết trong hai ngày tới sẽ xuất hiện mưa lớn ở khắp các tỉnh thành miền Trung, một số nơi còn có nguy cơ xảy ra lũ. Vặn volume hết cỡ, ông Tư lẩm bẩm: “Mưa trận nhẹ cho mát cũng được. Chứ lúa sắp gặt, giờ mưa lớn là mất mùa hết”.

Những cơn gió phơn vẫn thổi quần quật, hệt như bão cấp 5. Hè năm nay nắng nóng bất thường, chưa bao giờ ông Tư chứng kiến cơn nóng nào có nhiệt độ kinh hoàng đến vậy. Đất bạc trắng, nứt nẻ. Cái giếng từ thời ông bà nội để lại, sâu tận mấy chục mét vậy chưa khi nào cạn mà nay đã trơ đấy.

Nằm được một lát, ông Tư lẩn thẩn đi vào nhà, cầm ca nước uống một mạch vẫn chưa thỏa cơn khát. Nghe tin trời sắp giông mưa giữa nắng hạn, lòng ông chùng xuống. “Mưa lúc nào không mưa, lại nhắm lúc này đổ nước xuống”, nói rồi ông quơ chiếc nón lá cũ, đội lên đầu ra thăm đồng. Những cơn gió thổi rạt vào mặt, nắng như lòng nung. Vụ hè thu năm nay ông chăm kỹ, thức đêm thức hôm để canh nước. Lúa đạt năng suất lắm, nhưng ông sợ trời không cho ăn.

Lúc ông vừa về tới nhà, cơn dông bất chợt ùa đến, mây đen kéo về như thác lũ. “Trời, vậy mà đài báo hai ngày nữa mới mưa”, ông thầm nghĩ. Loay hoay trong nhà tìm vợ nhưng không thấy, ông chạy ra sân đem hết những thứ đang phơi vào. Khi ông vừa xong việc thì vợ cũng lững thững bước từ ngoài cổng vào.

“Bà cũng biết lúc về quá đó chứ!”, ông Tư nói.

“Tôi đi hỏi xem khi nào máy về gặt, nôn quá, lúa chín rục cả rồi”, bà Nhàn cười nói.

“Rồi họ nói sao?”

“Hình như phải ngày kia máy mới về”

“Đã mất công đi hỏi mà cũng chỉ hình như là sao?”, ông Tư nói giọng hờn hờn.

“Thì ông trưởng thôn nói thế, tôi biết sao được”

“Làm ăn thế này thì chết dân”, ông Tư tặc lưỡi nói.

Vợ chồng ông năm nay đã ngoài 70 tuổi, cả hai quanh quẩn với nhau trong căn nhà, góc vườn ở quê, còn con cháu đều lên thành phố ở cả. Mấy lần về thăm nhà, các con đều khuyên ông bỏ lại ruộng vườn lên trển ở với chúng, nhưng ông Tư không nghe. Ông hay nói: “Nay làm ruộng khỏe rồi, máy móc làm hết mình có phải làm chi đâu. Ba gắng làm cho tụi bây có cái ăn, mua gạo bên ngoài không ngon mà còn đắt nữa”. Cái lý của ông Tư đưa ra khiến con cháu hết muốn khuyên thêm.

Cơn dông kéo đến rồi tan nhanh, chẳng có hạt mưa nào đổ xuống. Trời quang , không khí lại càng trở nên oi bức.

Sáng sớm, khi mặt trời chưa kịp ló dạng, ông Tư lại đi ra đồng. Ông lội từ thửa ruộng này sang thửa ruộng khác, tay cầm những nhánh lúa trĩu nặng, lòng vừa mừng vừa lo. “Cháu nghe ngóng xem máy gặt sắp về chưa?”, ông Tư hỏi lớn khi thấy thằng Tuấn xóm trên đi thăm đồng.

“Cháu cũng không rõ nữa, mà hình như một tuần nữa máy mới về thì phải”

“Hôm qua bà nhà chú bảo là 2 ngày nữa mà. Làm ăn thế này thì chết”.

Bà Nhàn nấu xong bữa sáng chờ mãi vẫn chưa thấy chồng về, bà ăn trước, miệng thầm thì: “Khéo lại đi hỏi việc máy móc rồi. Đã bảo bỏ ruộng đừng có làm nữa rồi mà không nghe, Mùa nào cũng nơm nớp lo mưa lũ, mệt hết người”.

Tiếng ông Tư đằng hắng ngoài cổng vọng vào: “Lúa chín rục ngoài đồng mà tôi nghe nói máy một tuần nữa mới về gặt”. Bà Nhàn bưng tô cháo ra cho chồng, rồi ngồi bên nhỏ nhẹ khuyên ông xong vụ này để ruộng cho người khác làm, ăn bao nhiêu đâu mà cực quá. Ông Tư ăn vài thìa lại đưa mắt nhìn xa xăm ngoài đồng, buông tiếng thở dài thườn thượt.

Hôm sau, từ sớm ông Tư đã nghe tiếng máy gặt về đến cánh đồng trước nhà. Ông ăn vội vài ba miếng cơm rồi cầm bao, đội nón ra xem. Ngoài đồng, mọi người đã ra từ sớm, ngồi chờ máy đến ruộng nhà mình. Chiếc máy chuẩn bị cắt sào đầu tiên thì mây đen kéo đến, chẳng bao lâu thì đổ mưa to. Chủ máy thấy mưa lớn thì dừng hẳn, đưa máy lên bờ. Mưa mỗi lúc một lớn, mọi người lục đục kéo nhau về. Thấy mưa to, ông tư thất thể ôm đống bao về, lòng thầm nghĩ: “Mưa kiểu này không khéo lại lũ lớn cũng nên”.

Mưa mỗi lúc một nặng hạt, kèm theo gió lớn. Đến chiều, nước đã ngập nửa thân cây lúa, mà mưa vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Sáng hôm sau, cả đồng lúa chìm trong biển nước mênh mông, trời vẫn tiếp tục mưa lớn. Ông Tư cầm ly trà nóng, mắt nhìn ra biển nước: “Mất trắng rồi còn đâu”.

nuoc-lu-ngap-dong-lang-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong

Thằng Bền, đứa con đầu nghe tin mưa lũ điện về hỏi thăm cha mẹ. Bền dặn mẹ đừng cho cha đi lội ruộng, nước ngập nguy hiểm lắm. Nhưng bà Nhàn chẳng ngăn được chồng: “Ba mày đội nón đi rồi”. “Khổ, nước ngập thì thôi. Cả tỉnh bị chứ mỗi nhà mình đâu. Thôi tí trưa vợ chồng con về”, thằng Bền nói xong thì tắt máy. Bà Nhàn bỏ bữa sáng, ra cổng ngóng ông Tư về.

Mưa ngớt nhưng nước vẫn chưa rút. Nước lũ kéo theo một đám lục bình trôi về, phủ kín cả mặt ruộng. Ông Tư thấy vậy định đem ghe ra đẩy lục bình nhưng bà Nhàn ngăn lại: “Ông già rồi chống chèo lỡ có chuyện chi thì khổ nữa”. “Lục bình đó không đẩy đi thì nước rút đè hết lên lúa làm sao mà gặt”, ông Tư nói. “Nước ngập lúa cũng hư hết rồi, cứu chi được nữa mà cứu”, bà Nhàn đáp lời.

Ông Tư tiếc đám ruộng, nhưng cũng chần chờ vì sợ nước lớn nguy hiểm. Nhưng công sức của một vụ mùa buộc ông đẩy chiếc ghe ra. Bà Nhàn thấy khuyên không được thì điện cho thằng Bền về. Thằng Bền xong nghe bỏ dở việc chạy về, đến đầu làng thì thấy ông Tư đã đẩy được mấy lượt bèo. Thằng Bền nhảy xuống ô tô, đứng trên đường kêu lớn: “Cho ghe vô đi ba ơi, nguy hiểm lắm, lúa hư thì thôi”. Nhưng ông Tư không chịu, vẫn miệt mài đẩy bèo. “Bây vô nhà đi, xong đám này rồi tao về”, ông Tư nói vọng vào.

Thằng Bền thấy không khuyên được đành nhờ một thanh niên gần đó chở ra để bắt cha vào. “Ăn thua chi mà bây lo xa. Xưa tao chèo ghe bắt cá kiếm tiền nuôi tụi bây khôn lớn đó thôi”, ông Tư nói. “Xưa khác, giờ khác. Ba chèo ghe vô đi”, thằng Bền cự nự lại. Hai cha con nói qua nói lại một hồi ông Tư mới chịu vào cùng con. Ông Tư chèo ghe đến sát thằng Bền thì vấp phải cái cọc nằm khuất dưới dòng nước. Chiếc ghe chao đảo, suýt lật úp. Thằng Bền thấy vậy được sức quát lớn: “Đấy, ba thấy chưa. Ham hố chi cho khổ vậy, nhà đâu có thiếu ăn đâu mà lo”.

Sợ ông Tư lại chèo ghe ra mấy thửa ruộng, thằng Bền xin chỗ làm nghỉ mấy hôm. Mấy hôm ở nhà, nó ra sức khuyên ông Tư bỏ ruộng, nhưng ông vẫn chưa trả lời dứt khoát. Lần nào ông Tư cũng nói lãng, bảo để tao xem lại, năm này xui thôi, chứ làm gì xui mãi thế được.

Nước rút sau hai ngày sau, lúa ngã rạp, lẫn trong bùn đất. Ông Tư đứng trên bờ nhìn xuống tiếc đứt ruột. Thằng Bền đi ra đứng bên cạnh, bảo lúa vậy thì bỏ đi chứ gặt về làm gì nữa. “Bỏ sao được mà bỏ, gặt về phơi để dành cho gà ăn cũng được”, ông Tư nói. Thằng Bền bĩu môi: “Gà thì ăn bao nhiêu. Mấy đám ruộng bùn này giờ mà lội xuống gặt thì khổ”. Ông Tư nghe vậy thì quát lớn “Bây không làm thì để đó tao làm”. “Thì nói vậy chứ ai bảo không làm đâu”, Bền nói.

Hôm sau nước lũ rút cạn, nắng lên, cả làng đổ xô đồng gặt lúa. Ông Tư thuê một cô trong làng, thêm hai đứa con và thằng Bền đi gặt đám lúa bị ngập. Bà Nhàn ở nhà lo cơm nước. Năm người làm quần quật một buổi sáng chỉ được nửa sào ruộng. Thằng Bền đứng lên ngồi xuống, đấm lưng thùm thụp uể oải bảo ông Tư bỏ quách đi cho xong. “Mày không làm thì lên đi, để đó tao làm, đừng có mà bàn lùi”, bị quát, thằng Bền đành im lặng tay vớt một vài cọng lúa trong sự ấm ức.

Làm được một lúc đến trưa, chuẩn bị nghỉ thì ông Tư bị chiếc liềm cứa một nhát vào ngón áp út, suýt đứt lìa, máu chảy ra ồ ạt. Thằng Bền thấy vậy vội chạy đến. Mọi người gặt gần đó cũng chạy lại giúp sức dìu ông Tư lên bờ ngồi. Thằng Bền chạy về lấy ô tô chở ông Tư ra bệnh viện thành phố. Ông được nối lại ngón tay sau ca phẫu thuật kéo dài ba giờ đồng hồ. Vài ngày sau, ông Tư ra viện, mấy đứa con ý định đưa bố mẹ lên thành phố ở để còn chăm vết thương cho lành. Nhưng ông Tư từ chối, lớn tiếng bảo: “Cái vết thương này ăn thua chi, tụi bây cứ lo quá!”.

Mấy sào ruộng thu hoạch chưa xong thì xảy ra chuyện, thằng Bền cũng chẳng còn sức đâu mà gặt tiếp. Một số lúa đã gặt nó thuê xe chở về. Lúa lẫn bùn đất, cái nảy mầm, cái đen thối. Đám gà cũng chẳng thèm để ý đến. Thằng Bền lại có cớ để nói mấy lời hờn giận với ông Tư.

Ông Tư ngồi trên chiếc ghế tựa nhìn ra đống lúa, cũng muốn nói gì đó nhưng thấy mình làm khổ mấy đứa con quá nên chỉ im lặng. Trong suy nghĩ của ông đâu đó đã có lúc lóe lên ý định sẽ không làm ruộng nữa, sau khi trải qua những vụ việc vừa rồi.

Vụ mùa sau, ông cho thằng Tuấn xóm trên làm hết cả năm sào ruộng. Mấy đứa con nghe tin vậy thì mừng ra mặt. Thằng Bền điện về nói mỗi tháng sẽ gửi cho bố mẹ vài triệu đồng để ăn uống, bố mẹ không phải làm lụng vất vả nữa. Ông Tư nghe vậy gạt phăng: “Ba mẹ còn mảnh vườn, quanh quẩn cũng đủ ăn. Khi nào hết sức rồi tụi bây nuôi vẫn chưa muộn”.

Xem thêm: Bỏ nhà chạy lũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đọc thêm

Nhìn khuôn mặt ngây thơ của hai đứa cháu nhỏ đang ngồi trên chiếc cao bà không kìm được nước mắt. Nước đã dâng tới ngang hông rồi, bà Hai lúc này chẳng còn một ý nghĩ nào việc chuyện chạy lũ nữa.

Bỏ nhà chạy lũ – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Những ngày này, từ miền ngược đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, đâu đâu cũng cũng quyên góp, ai ai cũng muốn chung tay chia sẻ, từ miếng cơm, tấm áo, chai nước, lọ dầu đến những vật dụng cần thiết nhất như thuyền xuồng, áo phao,...để giúp người vùng lũ vượt qua cơn hoạn nạn.

Ấm lòng những câu chuyện tình người trong bão lũ: Miền Bắc gọi, cả nước đáp lời!
0 Bình luận

Trước giờ toàn “con làm cái mang” giờ đến nhà chị thì lại “cái làm con mang”. Nghĩ đến công lức làm lụng bao lâu giờ đổ sông đổ biển hết, chị lại chảy nước mắt.

Cái dại con mang – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Trước giờ toàn “con làm cái mang” giờ đến nhà chị thì lại “cái làm con mang”. Nghĩ đến công lức làm lụng bao lâu giờ đổ sông đổ biển hết, chị lại chảy nước mắt.

Cái dại con mang – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Cô gái cao 68cm lấy chồng điển trai 1m68, chuyện tình đũa lệch này đã khiến nhiều người bất ngờ và ngưỡng mộ bởi nghị lực phi thường của cả hai.

Tình yêu “đũa lệch” – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Hàng tháng tôi cho con dâu gần hết tiền lương hưu của mình, nhưng sau lần vô tình gặp bà thông gia ở chợ, tôi quyết định ngừng chu cấp vì thấy lòng tốt của mình đặt nhầm chỗ.

Lòng tốt đặt nhầm chỗ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận


Bài mới

Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 21 giờ trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đề xuất