Nghịch lý cuộc đời: Những đứa trẻ biết nghe lời sau này sẽ không làm nên chuyện

Nghịch lý cuộc đời chính là những đứa trẻ ngoan ngoãn biết nghe lời sau này sẽ không làm nên chuyện, đấy là lời phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch FPT.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trao đổi bên lề hội thảo “Công bố báo cáo phát triển thế giới 2016: Lợi ích số”, Chủ tịch HĐQT FPT ông Trương Gia Bình phát biểu rằng ông đã nghĩ một cách hết sức bài bản về việc làm thế nào để Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia khởi nghiệp. Nhưng, để làm được điều này trước hết Việt Nam cần phải làm được 3 việc sau:

1.   Phải hiểu nghịch lý cuộc đời là những đứa trẻ ngoan ngoãn, nghe lời sau này sẽ không làm nên chuyện

Nếu coi Việt nam là một gia đình và Startup là những đứa con thì bố mẹ phải học cách tôn trọng con cái, khuyến khích con cái tư duy, sáng tạo.

Như chuyện rất đơn giản, trong khi mọi người đều viết tay phải con lại viết tay trái, mặc dù nó chẳng giống ai trong nhà nhưng hãy nói “Con viết tay trái hay lắm!”

Nghich-ly-cuoc-doi-Nhung-dua-tre-biet-nghe-loi-sau-nay-se-khong-lam-nen-chuyen-2

Ông Bình lấy ví dụ “Hãy nói: Con sẽ làm được những điều rất tuyệt vời khi con tạo sự khác biệt. Hãy làm bánh theo kiểu con thích, cắt tóc theo kiểu con muốn. Bởi nghịch lý cuộc đời là những đứa trẻ ngoan ngoãn biết nghe lời sau này sẽ không làm nên chuyện”.

Việc trẻ quá phụ thuộc vào bố mẹ, kiểu bảo gì làm đó lâu dần sẽ trở nên thụ động, không có chủ kiến. Về lâu dần, những đứa trẻ này sẽ khó có thể tự mình làm được chuyện gì mà không cần đến sự trợ giúp của bố mẹ. Nghĩa là sau này khi ra đời, chúng sẽ không tự tin trước bất kỳ quyết định nào trong cuộc sống. Và đây có lẽ chính là ý về nghịch lý cuộc đời mà ông Trương Gia Bình đang nói đến.

2.   Hãy dạy con trẻ sự cạnh tranh công bằng bằng chính hành động và sản phẩm của mình

Hãy tăng cường việc đưa vào nhà trường những câu chuyện như Michael Dell để dạy cho bọn trẻ. Đưa vào nhà trường những nội dung thiết thực và truyền động lực cho trẻ như Thế nào là khởi nghiệp? Sáng tạo là gì? Thế nào là doanh nhân? Âm nhạc đã sản sinh những con người này?... Tức là một kiến thức về những con người vĩ đại trên thế giới bằng Startup. Tất cả những điều này nhà trường cần dạy trẻ con từ bé.

Hãy chia lớp thành 3 nhóm để bọn trẻ chế tạo tàu bay chạy bằng xà phòng chẳng hạn, rồi thi xem nhóm nào chạy nhanh hơn. Cách để bọn trẻ phát triển, trở thành người có tầm nhìn, người lãnh đạo thành công trong tương lai thì ngay từ nhỏ hãy dụng cho chúng biết cạnh tranh công bằng bằng chính hành động và sản phẩm của mình.

Đến đại học, dứt khoát phải có Incubators (Vườn ươm – những chương trình hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp) để hỗ trợ các em thực hiện hóa ý tưởng và ước mơ của mình.

3.   Về tài chính phải có hệ sinh thái khởi nghiệp

Để Việt Nam có thể trở thành quốc gia khởi nghiệp trong tương lai thì về tài chính phải có các nhà đầu tư thiên thần, hay quỹ đầu tư mạo hiểm,... Tức là có cả hệ sinh thái khởi nghiệp để hỗ trợ, làm nguồn lực thúc đẩy các em.

Sinh viên phải biết được chúng còn thiếu cái gì? Ai giải bài toán cho chúng? Ai sẻ chia với chúng kinh nghiệm?

Nghich-ly-cuoc-doi-Nhung-dua-tre-biet-nghe-loi-sau-nay-se-khong-lam-nen-chuyen-3

Hãy mở cửa cho quỹ đầu tư nước ngoài, đem tất cả kiến thức hiện đại nhất về phát triển Startup. Như ở Israel hiện nay có hình thức đầu tư Yozma, tức các quỹ đầu tư mạo hiểm do Nhà nước lập ra và đầu tư một khoản tiền để cổ vũ cho khối đầu tư tư nhân tham gia.

“Ở Israel có khoảng 20 quỹ như vậy và quy mô khoảng 400 triệu USD. Khi được lợi, Nhà nước cho các công ty tư nhân hưởng lợi chính, họ chỉ thu lại vốn và lãi suất theo định mức ngân hàng. Còn lúc thất bại thì họ chấp nhận. Tức, Nhà nước cũng phải mạo hiểm cùng các bạn trẻ”, ông Bình khuyến nghị.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về phát biểu này của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT FPT?

Xem thêm: Dạy con như người Nhật: 8 quy tắc giúp trẻ trở thành người tài đức vẹn toàn

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

 “Mẹ nghèo qua đời bên mâm cơm bày sẵn 5 cái bát” là câu chuyện khiến nhiều người phải suy ngẫm về đạo hiếu ở đời.

Mẹ nghèo qua đời bên mâm cơm bày sẵn 5 cái bát – Câu chuyện nhân văn khiến nhiều người day dứt
0 Bình luận

Bài học về sự tha thứ là câu chuyện nhẹ nhàng như đầy ý nghĩa và tính nhân văn, giúp ta hiểu hơn về sự tha thứ ở đời.

Bài học về sự tha thứ - Câu chuyện nhân văn đầy ý nghĩa
0 Bình luận

“Một sự giúp đỡ đúng lúc có thể thay đổi cả đời người” là câu chuyện ý nghĩa, mang đầy tính giáo dục và nhân văn khiến nhiều người ngậm ngùi khi đọc.

Một sự giúp đỡ đúng lúc có thể thay đổi cả đời người – Câu chuyện nhân văn
0 Bình luận

Tin liên quan

Dạy con như người Nhật để con trở thành những đứa trẻ tài đức vẹn toàn thì bố mẹ cần học theo những điều gì? Tại sao cách dạy dỗ con của người Nhật luôn khiến cả thế giới phải khâm phục? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Dạy con như người Nhật: 8 quy tắc giúp trẻ trở thành người tài đức vẹn toàn
0 Bình luận

Câu chuyện “Hãy dạy con những điều tử tế” là một câu chuyện vô cùng nhẹ nhàng nhưng cho chúng ta một bài học sâu sắc về tầm quan trọng về việc dạy dỗ con cái.

“Hãy dạy con những điều tử tế” – Câu chuyện ý nghĩa nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Thương nhân nhà Thanh dạy con thành tài, đây là câu chuyện giúp nhiều bậc phụ huynh phải suy tư nhiều hơn trong cách giáo dục con cái.

Thương nhân nhà Thanh dạy con thành tài – Câu chuyện giáo dục đáng suy ngẫm
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Lão Tử nói: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư”, càng ngẫm càng thấm!

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Thanh Tú
Thanh Tú 15 giờ trước
Giá trị của người phụ nữ trong gia đình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người phụ nữ càng có giá trị, càng không so đo với người trong cùng một mái nhà. Bởi họ hiểu rằng, gia đình chính là để yêu thương, không phải để hơn thua.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, càng ngẫm càng thấm!

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Cổ nhân nói “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”, càng ngẫm nghĩ, càng thấm thía!

Trong kho tàng triết lý phương Đông, có những câu nói tưởng như ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa chiều sâu thâm trầm về nhân sinh. Một trong số đó là câu: “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”. Tạm dịch là “Nói đúng lúc là trí, im lặng đúng lúc cũng là trí”.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Khóc tấm tức vì thương người nợ tiền – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đã bao giờ được trả nợ mà bạn khóc tấm tức vì thương người nợ tiền mình chưa? Mình thì rồi, đó là câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm... mỗi lần nhớ lại mình lại càng thấy thương.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 06/07
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 05/07
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 04/07
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 03/07
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 02/07
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 01/07
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 29/06
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất