Nghệ thuật thành công của bậc trí nhân: Đôi khi không làm gì cả lại có tất cả

Nghệ thuật thành công của các bậc trí nhân chính là không cần nỗ lực quá sức, phung phí năng lượng vào những điều vô ích. Cứ bình tĩnh, tích lũy nỗ lực chờ thời cơ đến để bung tỏa bạn sẽ có thể thành công theo một cách thoải mái và nhẹ nhàng.

Diệu Nguyễn
07:51 18/01/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nghệ thuật thành công của bậc trí nhân

Tinh túy trong nghệ thuật thành công của những bậc trí nhân chính là: Đôi khi “không làm gì cả” lại có được tất cả. Cuộc sống chính là sự cân bằng giữa hành động và không hành động.

Phần lớn cuộc sống của chúng ta là sự thúc ép bản thân phải tiến lên, gặt hái những thành tựu. Chính vì thế mà căng thẳng trở thành một phần trong cuộc sống hiện đại. Bởi vì khi đứng trước một vấn đề, điều duy nhất chúng ta có thể nghĩ đến chính là cố gắng hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa. Bất cứ ai muốn làm việc hiệu quả hơn đều nhận được lời khuyên là hãy làm nhiều hơn, chăm chỉ hơn nữa.

Nghe-thuat-thanh-cong-cua-bac-tri-nhan-khong-lam-gi-ca-co-tat-ca-3

Thế nhưng, thực tế những người có thể thể hiện được phần tốt nhất của bản thân lại làm điều ngược lại. Đó là nghe theo, làm theo khuynh hướng tự nhiên của mình. Họ thích làm những thứ khiến cuộc sống của họ vui vẻ hơn, nhờ thế mọi việc cứ tự nhiên trôi chảy mà không phải áp đặt quá nhiều sự nỗ lực, tạo áp lực, căng thẳng lên cuộc sống của chính mình.

Trong tâm lý học, người ta gọi đó là “dòng chảy” hay “một trải nghiệm đỉnh cao”

Thực ra, có một số điều giá trị trong cuộc sống mà dù có cố gắng thế nào bạn cũng không thể đạt được. Ví như mọi nỗ lực có thể đổ sông đổ bể trong chớp mắt khi mọi sự nằm ngoài kế hoạch.

Các cơ chế kiểm soát như thói quen, lịch trình, cấu trúc, kỷ luật… rất quan trọng nhưng bạn phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc thì mới dần nhận ra được cái nào bạn đang lãng phí nỗ lực mà hiệu quả mang về lại chẳng được bao nhiêu.

“Tinh thần vô vi” nhưng chúng ta có thể hiểu đó là “không hành động” hay “hành động không nỗ lực”. Trong triết lý Đạo giáo, tinh thần vô vi còn có ý nghĩa là giải phóng nguồn năng lượng tự nhiên và dòng chảy của vạn vật mà không đặt quá nhiều nỗ lực thay đổi. Đó chính là trạng thái hòa hợp nội tại đáng quý.

Nghe qua thì có vẻ vô lý, bởi nếu không làm gì sao có thể thoải mái sống? Làm gì có ai kiếm được nhiều tiền khi ăn không ngồi rồi?

Nghe-thuat-thanh-cong-cua-bac-tri-nhan-khong-lam-gi-ca-co-tat-ca

Thế nhưng, theo Edward Slingerland – giáo sư nghiên cứu châu Á và nhận thức hiện thân tại Đại học British Columbia và ông cũng là một học một học giả nổi tiếng về từ tưởng Trung Quốc đã giải thích trong một cuốn sách của mình rằng: “Tinh thần vô vị địch theo nghĩa đen là không cố gắng hay không làm gì, nhưng nó hoàn toàn không phải là một định nghĩa về sự buồn tẻ. Thực tế, nó đề cập đến trạng thái tâm lý sôi động, không thúc ép, không ép buộc và vô thức của một người đang làm việc rất nhiều quả. Những người ở trong trạng thái tinh thần vô vi giống như họ đang không làm gì nhưng thực tế là đang sáng tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật, đàm phán trơn tru trước một tình huống xã hội phức tạp, hoặc thậm chí đưa toàn bộ thế giới vào trật tự hài hòa”

Ngoài ra, trạng thái tinh thần vô vi cũng là một sự hài hòa giữa cả cơ thể, cảm xúc và tâm trí. Đó là một hành động vô thức hoặc tự giác mà bạn thực hiện trong “dòng chảy” – là trạng thái tinh thần mà một người được đắm chìm trong cảm giác tập trung năng lượng và tận hưởng quá trình mà họ đang thực hiện.

Tinh thần vô vi chính là thư giãn và tận hưởng, bạn sẽ làm được nhiều việc hơn, tốt hơn và hoàn thành chúng với sự nỗ lực tối thiểu bỏ ra. Khi bạn học được cách làm việc với khuynh hướng tự nhiên của mình nghĩa là bạn đang trải nghiệm tinh thần vô vi một cách trọn vẹn. Và khi thế giới được vận hành một cách tự nhiên mà không có quá nhiều nỗ lực phải thay đổi thì nó sẽ giúp hạn chế được những sai lầm.

Tất cả mọi sự vật, sự việc, mọi thứ trong cuộc sống đều có dòng chảy riêng, tốc độ và nhịp điệu riêng. Nếu chúng ta có thể điều chỉnh bản thân và liên kết chính mình với dòng chảy tự nhiên đó thì mọi thứ sẽ diễn ra một cách trơn tru mà bạn không cần bỏ quá nhiều nỗ lực vào đó. Bạn nên luyện tập tinh thần vô vi khi mọi thứ trong cuộc sống đang diễn ra suôn sẻ vì khi mọi thứ trở nên quá tải thì bạn buộc phải sử dụng nhiều nỗ lực hơn, căng thẳng hơn và dễ mệt mỏi hơn.

Nghe-thuat-thanh-cong-cua-bac-tri-nhan-khong-lam-gi-ca-co-tat-ca-1

Một phần thiết yếu khác của tinh thần vô vi là biết khi nào nên và không nên hành động. Đôi khi lùi lại hay hoãn lại là phản ứng thích hợp cho đến khi bạn sẽ cảm thấy thực sự sẵn sàng. Về căn bản, tinh thần vô vi chỉ ra rằng khi chúng ta không vùng vẫy, biết cách đợi chờ thời cơ và quan sát chúng ta sẽ nhìn ra những quy luật rõ ràng hơn và đưa ra những sự lựa chọn sáng suốt hơn. Nghệ thuật thành công chính là đừng để cảm xúc chi phối những quyết sách của bạn.

Để nắm bắt được nghệ thuật thành công của những bậc trí nhân từ hôm nay bạn có thể luyện tập tinh thần vô vi bằng cách điềm tĩnh lại trước những cơ hội, hỏi xem cái nào là sự cần thiết. Hãy chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cần làm việc nhanh hơn nhưng mình bạn không thể hoàn thành.

Tinh thần vô vi cũng có thể áp dụng vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Tích lũy năng lượng, không phung phí vào những việc vô ích, chờ thời cơ đến để bung tỏa bạn chắc chắn sẽ thành công. Đó chính là lời khuyên từ tinh thần vô vi mà những bậc trí nhân truyền lại.

Xem thêm: Ngoài thiếu tiền người nghèo còn thiếu cái gì?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận