Dụng kế "tá đao sát nhân": Bỏ ít đoạt lợi nhiều, kẻ yếu mấy biết dùng cũng trở thành mạnh

Tá đao sát nhân (Mượn đao giết người) là kế sách thứ 3 nằm trong 36 kế sách. Kế này bỏ ít đoạt nhiều, kẻ yếu đến mấy biết dùng cũng thành mạnh.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Tá đao sát nhân” hay được dịch là “mượn đao giết người” thực chất chính là việc lợi dụng sức lực của người khác để đạt được mục đích của mình, lợi dụng sức lực của bên thứ ba để công kích địch nhân của mình. Từ đó, giảm thiểu được những tổn thân cho bản thân, đồng thời có thể đạt được mục đích mà không cần ra mặt.

Chiêu “mượn đao giết người” trong lịch sử

Cuối thời Xuân Thu, Tề Giản Công phái tướng quân Quốc Thư đi chinh phạt nước Lỗ. Nước Lỗ là nước nhỏ, thực lực thua xa nước Tề. Đệ tử của Khổng Tử là Tử Cống phân tích tình hình, cho rằng chỉ có quân đội nước Ngô mới có thể địch lại nước Tề. Thế là Tử Công lên đường tới nước Tề du thuyết.

Tử Cống tới gặp thừa tướng nước Tề là Điền Thường, lập luận như sau: “Lỗ chỉ là nước nhỏ, Tề đánh được Lỗ cũng chẳng được lợi ích gì đáng kể. Ngược lại nước Ngô hùng mạnh ở ngay cạnh Tề, nếu Ngô nhân lúc Tề đánh Lỗ mà tấn công Tề thì sao? Tề muốn mở rộng đất nước thì nên đánh Ngô trước mới phải”.

Điền Thường nghe vậy thấy rất có lý, nhưng nhặt nỗi nước Tề đã chuẩn bị đầy đủ để tiến đánh Lỗ, không thể vô duyên vô cớ mà dừng lại được. Hơn nữa, cũng không thể tự nhiên sang đánh nước Ngô vì hai nước từ trước giờ không có xảy ra tranh chấp hay hiềm khích gì.

Muon-dao-giet-nguoi-Ke-sach-loi-dung-suc-nguoi-khac-de-dat-muc-dich-4

Tử Cống thấy Điền Thường phân vân liền nói: “Chuyện này không nó, tôi sẽ tới nước Ngô một chuyến,  khuyên Ngô cứu Lỗ. Chỉ cần Ngô cứu Lỗ thì Tề sẽ có cớ để đánh Ngô”.

Điền Thường nghe vậy thì đồng ý, sau đó Tử Cống liền lên đường tới nước Ngô. Tử Cống nói với vua Ngô là Phù Sai: “Nếu để Tề chiếm được Lỗ, nước Tề sẽ lớn mạnh hơn, khi ấy ắt sẽ tiếp tục đánh Ngô. Đại vương chi bằng tiên hạ thủ vi cường, liên thủ với Lỗ để đánh Tề trước. Ở phương Đông này ngoài Tề ra làm gì còn nước nào đủ sức đối địch Ngô, hạ được Tề thì chẳng phải Ngô sẽ thành bá chủ hay sao?”

Ngô vương nghe vậy thì đồng ý ngay. Du thuyết xong Tử Cống lại nghĩ: "Ngô đánh bại Tề thì sau này sớm muộn cũng nhòm ngó nước Lỗ, kế này chỉ giải nguy nhất thời chứ không bền lâu được." Thế là lại lên đường đi du thuyết nước Tấn, nói rằng: “Ngô đánh bại Tề xong sẽ nuốt chửng nước Lỗ. Nếu cứ để Ngô hùng mạnh lên như vậy thì sớm muộn họ cũng đánh sang cả trung nguyên, làm chủ thiên hạ. Nước Tấn tốt nhất hãy chuẩn quân sĩ đầy đủ sẵn sàng chiến tranh với Ngô”.

Năm 484 trước công nguyên, Ngô vương Phù Sai thân chinh đánh Tề. Ngô và Lỗ thì liên thủ, quân Tề đại bại phải cầu hòa. Phù Sai vốn là người có tính kiêu căng tự phụ, đánh được Tề xong thì càng thêm ngạo mạn, lập tức đem quân sang đánh sang Tấn với mưu đồ tấn công bất ngờ để giành lấy thiên hạ. Vua Tấn nghe lời Tử Cống nên đã phòng bị sẵn, quân Ngô bị mai phục tổn thất quá nửa, đại bại mà rút lui.

Như vậy, trong trận chiến này Tử Cống đã mượn sức của ba nước lớn để đánh lẫn nhau, giúp cho nước Lỗ bảo toàn nguyên vẹn, đây chính là kế sách “Mượn đao giết người”.

Kế “Mượn đao giết người” trong cuộc sống ngày nay

Vào tháng 4 năm 2000, công ty nước uống Nông Phu của Trung Quốc tuyên bố không sản xuất nước tinh khiết nữa. Thời điểm ấy tuyên bố này đã tạo nên một làn sóng dư luận ở Trung Quốc. Các công ty nước tinh khiết ở Trung Quốc đã ra sức phản bác quan điểm của hãng Nông Phu. Báo chí truyền thông cũng đưa tin liên tục về vụ tranh luận này, khiến nó trở nên nóng hơn bao giờ hết.

Chính điều này khiến người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu đặt câu hỏi nên mua nước khoáng hay mua nước tinh khiết? Nếu họ chọn nước khoáng thì cái tên đầu tiên mọi người nghĩ đến chính là Nông Phu và nó đã xuất hiện quá nhiều trên các phương tiện truyền thông, đến nỗi người dân nghĩ rằng nước khoáng trong nước chính là do Nông Phu sáng chế ra. Cứ như vậy, Nông Phu đã rút lui khỏi mảng nước tinh khiết và chuyển hẳn sang việc sản xuất nước khoáng.

Muon-dao-giet-nguoi-Ke-sach-loi-dung-suc-nguoi-khac-de-dat-muc-dich-3

Ban đầu, việc ngừng sản xuất nước tinh khiến đã khiến Nông Phu tổn thất không ít. Thế nhưng, cùng lúc đó Nông Phu cũng gần như độc chiếm phân khúc nước khoáng trong nước, điều này đã giúp công ty chẳng mấy chốc mà kiếm được lợi nhuận gấp nhiều lần so với tổn thất trước đó.

Thay vì mang sản phẩm của công ty ra cạnh tranh trực tiếp với những sản phẩm của các công ty đói phủ thì Nông Phu đã lợi dụng “nghiên cứu khoa học” để đánh bại các công ty khác. Sau đó, lại lợi dụng tranh cãi của các công ty khác để thu hút truyền thông báo chí quảng cáo miễn phí cho bản thân mình.

Hai lưỡi đao này đã giúp công ty nước Nông Phu loại bỏ mọi đối thủ và một mình độc chiếm phân khúc nước khoảng ở Trung Quốc vào những năm 2000.

Xem thêm: Ý nghĩa thật sự của cuộc sống là gì?

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

“Man thiên quá hải” – kế sách đầu tiên trong 36 kế đến ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị và được áp dụng trong các bài học cuộc sống lẫn kinh doanh.

“Man thiên quá hải” – Kế sách sau bao đời vẫn giữ nguyên giá trị, ứng dụng thành công vào kinh doanh
0 Bình luận

Người lãnh đạo giỏi sẽ không bao giờ ngó lơ những người có vẻ ngốc nghếch trong đám đông, bởi họ biết đó chỉ là lớp ngụy trang che giấu khả năng thật sự.

Kế sách dụng quân của lãnh đạo giỏi: Đừng xem thường sức mạnh của 'kẻ ngốc' trong đám đông
0 Bình luận

“Tìm bố cho con” là câu chuyện thú vị của đại bàng, đó cũng là bài học hay khiến nhiều người ngưỡng mộ, áp dụng và biến nó thành phương pháp dạy con của mình.

Tìm bố cho con – Câu chuyện thú vị trong cuộc sống dạy cho ta bài học lớn
0 Bình luận

Tin liên quan

Cảnh giới sống cao nhất của một người chính là hiểu thấu cuộc đời, nhân sinh để có một cuộc sống thoải mái, dễ chịu. Bởi thế gian này vốn dĩ không tồn tại cái gọi là cuộc sống đơn thuần, vui vẻ.

Cảnh giới sống: Trong bận có nhàn, trong khó có dễ, trong cho có nhận
0 Bình luận

Cổ nhân dạy “Nhà giàu không ở nhà to, nhà nghèo không nên đi đường dài”, tại sao lại như vậy? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Cổ nhân dạy: Giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường dài
0 Bình luận

“Bước chân vào nhà 2 không 3 có” trong phong thủy cổ xưa có nghĩa là gì, mà cổ nhân dạy làm vậy để gia chủ cả năm đón tài lộc, an khang thịnh vượng.

Cổ nhân dạy: “Bước chân vào nhà 2 không 3 có” gia chủ sẽ đón tài lộc cả năm
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 giờ trước
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 03/05
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

 Mẹ muốn tái hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?

Hải An
Hải An 02/05
Người xưa nói: Gia phong tốt vượng ba đời

"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất