Lựa chọn đúng đắn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc sống nơi quê người đầy vất vả, lo toan nhưng chị Nhung chưa bao giờ hối hận về lựa chọn xa nhà, xa quê gần 2 năm trước để định cư, lập nghiệp.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gia đình anh Tuấn chị Nhung sống trong một căn trọ nhỏ nằm khuất sau những dãy nhà cao tầng, nơi hiếm có ánh nắng mặt trời lọt vào. Vợ chồng anh chị làm công nhân trong một khu công nghiệp, thu nhập ít ỏi từ nhà máy không đủ để họ có cuộc sống thoải mái hay dành dụm cho tương lai.

Mỗi sáng, chị Nhung đều thức dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng đơn giản, có hôm thì mì tôm, có hôm thì cơm rang,… rồi đánh thức hai đứa trẻ dậy. Con trai lớn của chị là bé Huy, 6 tuổi, học tại trường tiểu học cách nhà trọ khoảng 1km. Còn bé Lan mới 2 tuổi, đang được gửi tại nhà trẻ gần chỗ làm.

Với thu nhập 10 triệu đồng/tháng, chị Nhung tính toán kỹ lưỡng từng đồng nhưng vẫn rất chật vật . Nào là tiền thuê nhà, tiền học các con, tiền ăn uống sinh hoạt,… cứ đến 20 hàng tháng là chị lại phải vay mượn để xoay xở. Trước cảnh thiếu thốn của gia đình, anh Tuấn phải nhận chạy thêm xe ôm công nghệ sau giờ làm, nhờ vậy cuộc sống gia đình mới tạm ổn.

Cuộc sống vất vả, lo toan là thế nhưng chị Nhung chưa bao giờ hối hận với lựa chọn của mình. Trước khi chuyển vào Nam sống, vợ chồng chị Nhung từng sống chung nhà với bố mẹ chồng. Tuy nhiên, do những bất đồng về quan điểm, lối sống nên chị Nhung thường xuyên phải chịu đựng cảnh soi mói, ghét bỏ từ mẹ chồng. Không chịu đựng được cuộc sống mệt mỏi, áp lực, chị Nhung bàn với chồng chuyển vào Bình Dương lập nghiệp. Ban đầu anh Tuấn cũng có chút đắn đo, nhưng vì thương vợ và công việc ở nhà máy cũng lương ba cọc ba đồng nên anh đồng ý theo kế hoạch của vợ. Cả hai vợ chồng đều hy vọng có thể xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, tự do hơn cho gia đình nhỏ tại mảnh đất mới dù biết phía trước là khó khăn chồng chất.

Nghe vợ chồng con trai bất ngờ thông báo chuyển đi xa để làm ăn sinh sống, mẹ anh Tuấn phản đối gay gắt. Nhà anh Tuấn có 3 anh em, anh cả đang ở Sài Gòn, cậu út chưa lập gia đình nhưng đang làm việc ở thành phố. Từ trước đến nay, bà vẫn nghĩ vợ chồng anh Tuấn làm công nhân, ổn định cuộc sống ở quê nên sẽ ở cùng với ông bà, nên giờ nghe tin như vậy rất sốc. Tuy nhiên, dù mẹ chồng có tỏ thái độ thế nào thì vợ chồng chị Nhung vẫn quyết tâm đi cho bằng được.

Từ khi xa quê, chị Nhung không còn phải chịu cảnh “mẹ chồng - nàng dâu”. Nhưng thay vào đó chị lại đối mặt với vô vàn khó khăn, vất vả ở nơi đất khách quê người. Bận việc công ty rồi phải tự tay chăm sóc hai đứa nhỏ, khiến hai vợ chồng chị ít có thời gian dành cho nhau. Họ bắt đầu cảm thấy cô đơn giữa thành phố đông đúc, nơi mọi người ai nấy đều bận rộn với cuộc sống riêng của mình. Đôi lúc, chị Nhung nhớ nhà, nhớ bố mẹ chồng lắm, nhưng chị chẳng thể quay về được…

lua-chon-dung-dan-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Ngày nọ, anh Tuấn đi làm về thì thấy vợ mình ngồi trong góc phòng trọ, mắt đỏ hoe. Sau nhiều lần thủ thỉ, chị Nhung mới chia sẻ với chồng về nỗi nhớ nhà và áp lực từ cuộc sống. Thấu hiểu nỗi khổ tâm của vợ, sau hôm đấy anh Tuấn tìm hiểu từ một số người quen mối nhập hàng để chị Nhung bán thêm hàng online trong hội nhóm. Ban đầu chị chỉ làm cộng tác viên, sau khi bán quen, có lượng khách nhất định, chị tự nhập hàng về bán. Số đơn ngày một nhiều, doanh thu cũng ngày một tăng lên nên chị Nhung quyết định nghỉ làm, ở nhà bán hàng online. Anh Tuấn ban ngày đi làm ở nhà máy, tối về cũng nghỉ chạy xe để phụ giúp vợ bán hàng.

Sau khoảng hơn 1 năm buôn bán, thu nhập cải thiện nên cuộc sống của gia đình anh chị cũng thoải mái hơn nhiều. Anh chị chuyển qua một khu trọ mới rộng rãi hơn. Cho dù ít gọi điện trò chuyện với mẹ chồng nhưng thi thoảng chị Nhung lại gửi quà, thuốc bổ cho bố mẹ chồng ở quê.

Một hôm nọ, khi đi nhập hàng về, chị Nhung bất ngờ nhìn thấy anh trai chồng và mẹ chồng đang đứng chờ ở cửa khu trọ. Chị Nhung không tin nổi vào mắt mình, vì trước đó chị chẳng nghe tin gì về việc mẹ chồng vào chơi. Thấy chị Nhung lúng túng vì bất ngờ, mẹ chồng lên tiếng trước: “2 hôm trước mẹ vào Sài Gòn chơi, nay anh con nghỉ nên mẹ bảo anh tranh thủ chở đến đây xem các con ăn ở thế nào? Thằng Tuấn nó cũng không biết mẹ vào đâu”.

Khi anh Tuấn cùng hai đứa nhỏ đi học, đi làm về, thấy mẹ vào chơi thì mừng rỡ vô cùng. Mấy bà cháu vui vẻ, ríu rít trò chuyện rộn ràng cả xóm trọ. Chị Nhung muốn giữ mẹ chồng ở lại chơi mấy hôm nhưng bà không chịu, bảo ăn cơm tối xong sẽ về lại Sài Gòn. Trong khi chị Nhung đang nấu cơm dưới bếp, mẹ chồng đứng bên thủ thỉ: “Mẹ vào nhìn thấy gia đình con này thì yên tâm rồi. Chứ cứ như năm ngoái, tiền ăn, tiền mua sữa cho con còn không đủ thì làm sao trụ được ở nơi này. Từ lúc hai đứa chuyển đi, mẹ cứ day dứt mãi, nếu như mẹ đỡ khắt khe với con hơn thì có lẽ cuộc sống các con đã không vất vả như vậy. Mẹ đã thay đổi rồi… nếu lúc nào thấy mệt mỏi quá thì các con cứ về nhà nhé. Bố mẹ lúc nào cũng mong các con trở về”.

Nghe những lời mẹ chồng nói, chị Nhung cảm động lắm, mắt rưng rưng không nói nên lời. “Trước đây con cũng có nhiều điều không phải, mong mẹ bỏ qua cho con ạ. Chúng con ở đây cuộc sống cũng đang tạm ổn, công việc buôn bán cũng đang thuận lợi nên cố gắng làm lụng thêm vài năm nữa. Bọn con cũng tính 5-7 năm nữa, dư dả hơn tí thì về quê lại mẹ ạ. Ở đâu cũng không bằng quê mình!”, chị Nhung nói. Mẹ chồng, nàng dâu nhìn nhau mỉm cười. Anh Tuấn ngồi bên bàn trà nhìn thấy hình ảnh ấy cũng hạnh phúc, nhẹ lòng hơn bao giờ hết.

Xem thêm: 4 mùa cam chịu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Con dâu khoe ông ngoại tháng nào cũng cho cháu 2 triệu, ông nội lương 25 triệu/ tháng lại chẳng cho gì. Tôi nghe mà đau lòng vô cùng, không hiểu sao con bé lại có thể mở miệng nói ra câu đó được.

Buồn vì con dâu vô ơn – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Nghe những lời mẹ chồng nói trong đám giỗ mà tôi ngượng chín mặt nhìn chị dâu, đúng là hoạn nạn mới rõ tấm chân tình.

Hoạn nạn mới biết chân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

65 tuổi rồi, bà chẳng ham hố gì tình già, chỉ mong có người kề cạnh bầu bạn cho ấm nhà, để những khi đau ốm, tắt lửa tối đèn thì đỡ sợ

Tỉnh mộng tình già – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

“Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, thương nhân nhất ngữ lục nguyệt hàn” - nghĩa là, một câu nói tử tế có thể làm ấm lòng người 3 đông, một câu nói tổn thương có thể khiến người ta sống giữa tháng 6 mà cảm lạnh. 

Cổ nhân nói: Lời nói chính là phong thủy cuộc đời
0 Bình luận

“Ngẩng đầu ba thước có Thần linh" là câu nói ai cũng biết nhưng phía sau vẫn còn một vế nữa, ẩn chứa ý nghĩa thâm sâu.

Cổ nhân nói: “Ngẩng đầu ba thước có Thần linh; không sợ người biết, sợ mình biết”
0 Bình luận

Trong Đạo đức kinh, Lão Tử giảng rằng, những người biết đủ mới là người giàu nhất. 

Cổ nhân dặn: Biết thỏa mãn là người giàu, hậu đạo là người tốt, bình phàm là cao nhân
0 Bình luận


Bài mới

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 13 giờ trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 17 giờ trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đề xuất