Lễ mừng thọ vắng lặng  - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Mời cả làng dự lễ mừng thọ 70 tuổi nhưng không một ai đến. Nhìn cỗ bàn vắng tanh lạnh ngắt, ông lão mới hối hận vì những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện này được kể lại bởi người hàng xóm cạnh nhà ông Trần (70 tuổi, Trung Quốc), hiện đang nhận được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng nước này.

Một tuần trước, gia đình ông Trần – hàng xóm nhà tôi, đột nhiên từ thành phố trở về. Vừa tới nhà, chú đã bảo con cái chia nhau ra dọn dẹp căn nhà đã bỏ trống 3 năm nay. Tôi thấy vậy thì thầm nghĩ bụng, hơn cả tháng nữa mới tới Tết, chú ấy dọn dẹp nhà cửa làm gì không biết. Hay gia đình chú định chuyển về quê sống hẳn, không quay lại thành phố nữa.

Chưa kịp hỏi thì chú Trần đã tiến đến chỗ tôi để bắt chuyện. Chú buông điếu thuốc đang hút dở, cười nói: “Cháu khỏe không? Lâu ngày quá rồi nhỉ. Cho chú nhờ nhà cháu tí việc nhé!”.

Sau 3 năm gặp lại, tôi hơi bất ngờ khi nghe chú nhờ vả. Hóa ra, chú Trần định tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi ở quê, nhưng căn nhà hơi hẹp nên muốn mượn khoản sân nhà tôi để mở tiệc. Với lại, chú không muốn để con trai và con dâu phụ trách thu tiền nên nhờ tôi làm kế toán.

Ở làng tôi, mọi người đặc biệt coi trọng lễ mừng thọ. Dù giàu hay nghèo, khi trong nhà có người bước sang tuổi 60 hoặc 70, gia đình đều sẽ tổ chức 1 bữa tiệc để mời bạn bè, người thân và hàng xóm xung quanh đến dự.

Về phía chú Trần, kể từ khi chuyển lên thành phố 3 năm trước, chẳng mấy khi chú về quê tham dự lễ mừng thọ hay thăm hỏi làng xóm láng giềng. Lần này đột ngột trở về để tổ chức tiệc mừng thọ, tôi cảm thấy lo lắng thay cho chú ấy. Lúc nói chuyện, chú Trần dự tính đặt 30 mâm cỗ vì họ trong nhà có khoảng 20 người, cộng thêm hàng xóm xung quanh nữa, con số ấy là hợp lý rồi.

Le-mung-tho-vang-lang -cau-chuyen-sau-sac-dang-ngam

Vào ngày mừng thọ, cả gia đình chú Trần tất bật dậy sớm để sắp xếp, lau dọn bàn ghế và bày cỗ mời khách. Nhà chú Trần bày 20 mâm, từ trong nhà ra ngoài cổng. 10 mâm còn lại thì được bày ở sân nhà tôi. Tôi được chú nhờ ngồi trước cổng nhà bên cạnh bàn uống nước. Trên bàn thì đặt 1 cuốn sổ dùng để ghi chép thông tin những người tham dự và tặng quà.

Đến gần trưa, ngoài họ hàng trong nhà thì không có bất kỳ vị khách nào ghé đến. Tôi ái ngại nhìn vào thì thấy chú Trần vẻ mặt u ám, tay cầm điện thoại di động, định bấm số mấy lần nhưng rồi dừng lại. Cứ thế hơn 2 tiếng trôi qua mà vẫn không một ai đến tham dự lễ mừng thọ.

Thấy tình hình không ổn, tôi cầm điện thoại lên gọi cho người bạn đồng niên có bố được mời đến bữa tiệc mừng thọ của chú Trần. Bạn tôi nói, bố anh quyết định không đến vì 2 lần mời chú Trần tới mừng thọ và ăn cưới cô con gái, chú đều vắng mặt. Nói đến đây, tôi hiểu ra lý do vì sao trong làng không ai tới mừng thọ chú Trần. Đó là vì mấy năm qua chú Trần không về làng, cũng chẳng thăm hỏi hay đến tham dự đám cưới, mừng thọ của người quen.

Nhìn bàn tiệc không một bóng người, gia đình chú Trần không giấu nổi vẻ lo lắng, bồn chồn. Cuối ngày, chú Trần tự mình đứng ra thanh toán nốt nửa số tiền đặt tiệc còn lại là 6.000 NDT (khoảng 22 triệu đồng).

Thấy cuốn sổ ghi chép khách mời chỉ được một vài người họ hàng trong nhà, tôi vội lấy ra 500 NDT tiền mặt (khoảng 1,7 triệu) và viết tên mình lên đó. Khi đưa cuốn sổ cho chú Trần, chú cầm lấy, mắt cứ rưng rưng…

Ở quê, người ta thường chú ý đến việc có qua có lại. Nếu một gia đình mở tiệc chiêu đãi khách, hàng xóm xung quanh sẽ đến giúp đỡ và ngược lại. Nếu không sắp xếp được công việc để tham gia, mọi người thường báo vắng mặt rồi gửi tiền mừng. Đây là cách mà người trong làng tôi duy trì mối quan hệ với nhau bao nhiêu đời này.

Theo Đời sống pháp luật

Xem thêm: Mua sẵn 2 chiếc quan tài – Câu chuyện gia đình đáng ngẫm

Đọc thêm

Kể từ tai nạn 2 năm trước, tôi luôn sống trong cô đơn và đau khổ vì bị chồng khinh ra mặt, anh luôn cau có bảo tôi đừng ra đừng kẻo xấu mặt anh.

Chồng khinh tôi ra mặt – Câu chuyện đáng ngẫm
0 Bình luận

16 năm sống với dượng, tôi chuyển từ ghét sang thương ông. Dù cảm ơn bao nhiêu lần đi chăng nữa tôi cũng chẳng thể đền đáp được ân nghĩa của ông.

Thương dượng hơn bố đẻ - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Về quê nghỉ lễ, vừa vào nhà tôi liền nhìn thấy 2 chiếc quan tài và ảnh thờ của bố mẹ chồng để sẵn. Khi biết được lý do tôi đau lòng và hối hận vô cùng.

Mua sẵn 2 chiếc quan tài – Câu chuyện gia đình đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Nếu bạn đang ở trong tình trạng "không tiền, không quan hệ" mà vẫn muốn lập nghiệp, hãy học theo người Do Thái và đầu tư 3 lĩnh vực này.

Không tiền, không quan hệ, học ngay người Do Thái đầu tư 3 lĩnh vực này: Năm 2024 chắc chắn khởi sắc!
0 Bình luận

Có người đã mượn một câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, lại có người cho rằng “Văn chương trước hết phải là văn chương”...

Mối quan hệ giữa tâm và tài của người sáng tác văn chương
0 Bình luận

Đêm khuya tôi đưa em gái mình vào viện đợi sinh. Ngồi phía trước phòng cấp cứu, tôi thấy một người đàn ông ngoài 60 với vẻ mặt khắc khổ, lo lắng và luôn thấp thỏm nhìn vào trong.

Mối quan hệ giữa cha và con gái - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận


Bài mới

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 17 giờ trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 21 giờ trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đề xuất