“Không đâu bình yên bằng lúc bên cha mẹ”, 10 phụ nữ kết hôn thì 9 người xót xa cảm thán!

“Không đâu bình yên bằng lúc bên cha mẹ” là câu than thở đầy xót xa của những người phụ nữ đã kết hôn. Tại sao họ lại nói câu như vậy? Đọc bài viết này để ngẫm nghĩ!

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sinh con ra mới biết lòng cha mẹ

Mỗi lần nhìn tóc bố điểm hoa râm, mẹ tay yếu mắt mờ là tim con lại đau nhói. Com không mang giàu sang phú quý chỉ mong bố mẹ được khỏe mạnh bình an.

Nhiều người khi còn con gái ở bên bố mẹ thì tỏ ra bướng bỉnh, động tí là dỗi hờn, thậm chí làm nhiều điều khiến bố mẹ buồn phiền. Có người còn bỏ nhà ra đi chỉ vì bị bố mẹ mắng vài ba câu. Có người suốt ngày nũng nị, nằm sẵn chờ ăn, cả thanh xuân chẳng nấu cho bố mẹ lấy một bữa cơm. Tiền đi học đi chơi, tiêu pha cứ hết là lại ngửa tay xin bố mẹ, xem bố mẹ như là ông bụt là người hầu của các cô vậy. Nhưng cũng có người biết thương, biết nghĩ cho bố mẹ từ bé, quan tâm chăm sóc bố mẹ từng chút rồi mới chịu đi lấy chồng.

Khong-dau-binh-yen-bang-luc-ben-cha-me-phu-nu-ket-hon-cam-than-1

Nói chung dù ngoan hay hư, bướng bỉnh hay nhu mình thì 10 cô lấy chồng thì đến 9 cô thương bố mẹ gấp bội lần. Có người bảo: “Bình thường thương bố mẹ 1, đi học đại học thương bố mẹ 10, đi làm vất vả bon chen thương bố mẹ 100 và lấy chồng xong thương bố mẹ chẳng thể nào đếm được”. Đặc biệt là lúc sinh con, chăm bẵm con từng chút, lúc con ốm đau thức trắng đêm mới thấu hiểu hết những nỗi vất vả, muộn phiền của cha mẹ.

Thế nên ông bà ta mớ có câu “Sinh con ra mới biết lòng cha mẹ” là vậy! Ai lấy chồng, gặp được người tử thế, được bố mẹ chồng thương yêu thì còn đỡ tủi thân, chứ gặp phải chồng chẳng ra gì, bố mẹ chồng cay nghiệt thì mới thấy thèm cái cảm giác được về nhà sống bên bố mẹ đến nhường nào.

Không đâu bình yên bằng lúc bên cha mẹ

Kết hôn rồi 10 người thì hết 9 người thấy không đâu bình yên bằng lúc ở nhà, không đâu thoải mái bằng lúc bên cha mẹ. Trên đời này, chỉ có cha mẹ thương ta vô điều kiện còn người khác cần điều kiện mới thương ta. Nhiều lúc vợ chồng cơm không lành, canh không ngọt, gia đình tan vỡ thì không ai khác ngoài cha mẹ dang tay đón ta trở về “Thôi thì về bố mẹ nuôi!”. Xót xa lắm, nặng lòng lắm, nhiều lúc chỉ biết khóc thầm trong tim nhưng ngoài mặt vẫn tỏ ra ổn để con cái, cha mẹ không phải bận lòng.

Lúc còn bố mẹ ở bên, đi làm đi học về là thấy mâm cơm thơm phức chờ sẵn, cuối tuần có thể ngủ nướng tới trưa, đến cái nhà mẹ cũng quét lăm tươm tất. Xe hỏng thì có bố sửa, buồn vui có bố mẹ tâm sự, thậm chí bực bội cũng có bố mẹ để trút muộn phiền. Lúc ấy vô tư vô lo, chẳng có gánh nặng gì trên vai cả, nhiều lúc nhà hết gạo hết tiền nhưng ta nào hay biết vì có bố mẹ gánh vác hết cả rồi.

Nhưng khi có gia đình lại khác, mọi gánh nặng đều đè lên vai, nào là trách nhiệm làm vợ, làm dâu, làm mẹ,… về đến nhà việc gì cũng đến tay, đôi khi thèm một giấc ngủ 8 tiếng cũng đã là điều xa xỉ chứ nói gì đến ngủ nướng đến trưa. Nhiều lúc đi làm về khuya bếp núc vẫn nguội lạnh, có khi chồng về trước nhưng cũng chẳng thèm cắm cho nồi cơm chứ nói gì đến chuẩn bị bữa tối. Rồi nào là cơm áo gạo tiền, bỉm sữa cho con, tiền sinh hoạt, tiền đối nội đối ngoại,… vô số áp lực đè nặng lên người, đến khi ốm cũng cố lết đi làm để có lương lo liệu cuối tháng. Trước đây cái gì bố mẹ cũng lo, giờ cái gì cũng đến lượt, thế mới thấy thấm thía câu nói “Không đâu bình yên bằng lúc bên cha mẹ”.

Khong-dau-binh-yen-bang-luc-ben-cha-me-phu-nu-ket-hon-cam-than-2

Hẳn là cô gái nào cũng sẽ nhớ hôm đón dâu bố mẹ khóc nhiều thế nào, rồi lúc báo về quê chơi bố mẹ vui đến mất ăn mất ngủ. Về nhà có cái gì ngon là bố mẹ nấu cho, cái gì tốt bố mẹ cũng để phần. Rồi khi con đi bố mẹ vì thương con thương cháu mà mắt đỏ hoe. Nhìn cảnh ấy mới thấy xót xa đến nhường nào.

Ai lấy chồng gần còn thường xuyên về thăm bố mẹ, chứ lấy chồng xa thì cả năm chắc về được đôi lần. Làm con muốn báo hiếu cha mẹ, chăm cho cha mẹ lúc đau ốm bệnh tật nhưng lực bất tòng tâm. Nhiều khi mệt mỏi quá chỉ ước mình đừng lấy chồng, cứ ở vậy với bố mẹ thì tốt biết bao.

Thế mới thấy, nhiều người khi có bố mẹ thì không biết trân trọng, đến khi rời xa hoặc mất đi rồi mới thấy ân hận thì quá muộn rồi. Chúng ta, dù là gái có chồng hay độc thân nếu còn bố mẹ xin hãy yêu thương, trân trọng họ. Hãy gọi điện hỏi thăm nhiều hơn, hãy về nhà lúc rảnh, đừng mải mê bon chen với đời mà quên mất có bóng hình bố mẹ ở nơi xa đang trông ngóng, đợi chờ.

Xem thêm: Hộp sữa chua của mẹ – Câu chuyện là bài học sâu sắc đáng khâm phục

Đọc thêm

Giáo dục tốt sẽ thưởng phạt rõ ràng. Đặc biệt, cha mẹ thông thái sẽ biết phê bình con một cách khéo léo thay vì la mắng hay đánh đập con.

Mách cha mẹ 8 cách phê bình khôn khéo biến con hư trở nên ngoan ngoãn
0 Bình luận

Rõ ràng, việc đi làm, kiếm sống là để phục vụ cho cả cha mẹ. Việc bắt trẻ phải thấu hiểu, yêu thương và biết ơn khi bố mẹ đi làm không hề hợp lý chút nào.

Trẻ sai phải xin lỗi, vậy khi cha mẹ sai thì sao: Điều đơn giản không phải phụ huynh nào cũng làm được
0 Bình luận

Phật giáo lấy chữ Hiếu làm đầu. Hiếu thuận với cha mẹ là nghĩa vụ hàng đầu của con cái, là đạo lý làm người cơ bản. Có hiếu với cha mẹ là cách cải thiện vận mệnh tốt nhất ở đời. 

Có hiếu với cha mẹ là cách cải thiện số mệnh tốt nhất, vận may tự tìm đến cửa
0 Bình luận

Tin liên quan

Khi phát hiện con có những vấn đề về tâm lý, cảm xúc, có những biểu hiện của EQ thấp, cha mẹ nên giúp con sửa đổi từ sớm, kẻo để càng lâu sẽ càng khó khắc phục.

Trẻ EQ thấp sẽ có 5 biểu hiện này, cha mẹ thông thái sẽ giúp con sửa đổi
0 Bình luận

Đừng vội đổ lỗi cho game hay điện thoại làm hư con, nhiều khi cha mẹ mới chính là nguyên nhân khiến con trở nên hư hỏng.

3 tật xấu của cha mẹ khiến con cái hư hỏng, bỏ sớm kẻo hối hận không kịp
0 Bình luận

Cha mẹ muốn con thành tài cần phải loại bỏ những thói xấu của con ngay từ nhỏ. Nếu không sửa đổi từ sớm, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của trẻ.

5 tật xấu của trẻ cha mẹ cần chấn chỉnh ngay
0 Bình luận


Bài mới

Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 11 giờ trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đề xuất