Giáo sư đi xuất khẩu lao động – Câu chuyện sâu sắc đáng suy ngẫm
“Giáo sư đi xuất khẩu lao động” là một câu chuyện ngắn ý nghĩa sâu sắc, ở đời một khi đã có tài dù bạn đi đến đâu cũng sẽ được trọng dụng, nhưng bạn cũng phải biết cách nắm bắt cơ hội khi nó đến với mình.

Câu chuyện “Giáo sư đi xuất khẩu lao động”
Năm 1981, thấy mình còn mấy năm nữa thì về hưu mà nghèo đói quá, thế là giáo sư Nam xin đi xuất khẩu lao động. Biết Viện có một số xuất đi Iraq lao động, nên ông trình bày với lãnh đạo Viện là muốn có chút tiền trước khi về hưu nên xin đi và được chấp thuận.
Đội trưởng đội lao động ở Iraq là học trò của ông. Khí hậu Iraq cực kỳ khắc nghiệt, ngày nóng lên 40 -41 độ, thương thầy già yếu nên phân công thầy đi lau chùi các phòng vệ sinh. Đây là một công việc nhẹ nhàng trong nhà. Giáo sư Nam nghe vậy liền đồng ý, một phần vì làm việc ước chừng khoảng nửa buổi sáng là xong việc, ông có thể tranh thủ thời gian để đọc sách.

Ba tháng trôi qua, một ngày nọ Giáo sư Nam đang ngồi đọc sách dưới bóng cây trong vườn. Lúc ấy, vị Phó giám đốc Viện thiết kế thủy lợi nơi ông làm việc đi ngang qua, thấy có người ngồi đọc sách trong giờ làm việc nên dừng lại hỏi. Ông trả lời lưu loát bằng tiếng Pháp là mình làm công việc lau chùi các nhà vệ sinh. Do làm xong việc rồi nên ra đây ngồi đọc sách. Phó giám đốc Viện thấy ông Nam đang cầm cuốn Đôn Ki-ho-te bằng tiếng Tây Ban Nha. Quá đỗi ngạc nhiên, ông bèn hỏi ngoài tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha ông còn biết tiếng gì. Ông Nam cười nói mình còn biết tiếng Nga và đọc được một ít chữ Hán.
Vị Phó giám đốc thật sự không hiểu, một người biết nhiều ngoại ngữ như thế lại phải đi xuất khẩu lao động, lại còn làm công việc lau chùi nhà vệ sinh. Phó giám đốc bèn hỏi: “Ở Việt Nam ông làm gì?”
Ông Nam ngượng nghịu trả lời: “Tôi dạy ông đội trưởng của chúng tôi”
“Về thiết kế công trình thủy lợi ư?” – Vị Giám đốc hỏi lại với giọng kinh ngạc.
“Vâng” – ông Nam đáp.
Phó giám đốc thêm một lần nữa ngạc nhiên. Một vị giáo sư đi xuất khẩu lao động ư? Thật khó hiểu!
Vị Phó giám đốc quay trở về văn phòng, gọi người phụ trách lao động nước ngoài lên hỏi có ai trong danh sách lao động ở Việt Nam là giáo sư đại học không. Người kia trả lời, có một số là giáo sư còn lại là công nhân, mà hầu hết là làm trên công trường xây dựng thủy lợi. Thật không thể hiểu nổi, người đàn ông kia có thật là giáo sư đi xuất khẩu lao động không?

Phó giám đốc bèn mời ông Nam lên phòng mình. Rồi lấy một bản thiết kế công trình thủy lợi mà phòng chuyên môn mới trình lên, đưa ông xem xét. “Ông đọc giúp bản thiết kế này và cho ý kiến nhận xét nhé!” – Vị Phó giám đốc nói.
Một ngày sau, ông Nam nộp lên bản báo cáo đánh giá, vạch ra những chỗ sai sót cần điều chỉnh. Vị Phó giám đốc chăm chú đọc và đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Bản nhận xét này chỉ có người rất giỏi trong ngành mưới viết nổi. Thế là vị Phó giám đốc liền quyết định nhanh chóng: “Tôi mời ông làm trợ lý cho tôi. Chúng tôi sẽ cấp cho ông căn hộ hai phòng và xe hơi đưa đón làm việc. Tôi sẽ báo lại cho đội trưởng của ông là chúng tôi sẽ trả lương cho ông theo chức danh trợ lý Phó giám đốc mà không bớt số tiền lương của ông theo hợp đồng lao động”.
Từ đó, ông Nam làm việc trong phòng máy lạnh, có người đưa đón hàng ngày. Mọi việc diễn ra rất ổn thỏa. Anh đội trưởng – học trò của Giáo sư Nam cũng rất ổn, hàng tháng lĩnh phần lương công nhân xuất khẩu lao động của ông để anh em uống bia.
Bạn đọc sẽ nhận xét chuyện của lão Hâm thường có hậu. Đúng vậy, không có hậu thì kể làm gì?
Xem thêm: Giá trị của lòng khoan dung – Câu chuyện nhân văn cảm động
Đọc thêm
“Phận làm con” là câu chuyện ngắn đầy nhân văn khiến bạn nhận ra nhiều điều trong cuộc sống, đặc biệt là về đạo làm con và cách ứng xử với cha mẹ.
“Hạnh phúc là một cảm giác” là câu chuyện ngắn nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc, hạnh phúc ở đời là những điều bình dị bên cạnh mà đôi khi chúng ta lại không nhận ra, không trân trọng...
“Vạn vật đều có tánh linh” là một câu chuyện ngắn khiến nhiều người phải nghẹn lòng khi đọc, thì ra vạn vật trên đời này đều có linh tính…
Tin liên quan
“Thăng quan tiến chức” là câu chuyện ngắn thâm thúy, sâu sắc khiến người đọc phải nở nụ cười châm biếm, sâu cay.
“Hạt giống nhân quả” là câu chuyện nhân văn, giúp bạn nhận ra nhiều bài học trong cuộc sống. Gieo nhân nào gặt quả ấy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận lại điều tốt đẹp!
Thay vì dùng hoa như thông thường, một đám tang ở Thái Lan đã khiến dân tình vô cùng ngỡ ngàng khi sử dụng đồ ăn, đồ thiết yếu trang trí.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.