Đứa con nghị lực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bà Sáu cảm thấy an ủi tuổi già, ít ra còn có đứa con nghị lực, chăm chỉ làm ăn và hết lòng kề cạnh, chăm sóc quan tâm bà…

Diệu Nguyễn
08:20 17/07/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chồng chết sớm để lại cho bà Sáu hai đứa con trai tên Hiệp và Lực. Hiệp lớn hơn em 2 tuổi. Ngày còn sống, mọi sinh hoạt trong nhà đều một tay chồng gánh vác. Ông Sáu là thợ máy nổ, tay nghề thành thạo nên lúc nào tiệm cũng đông khách, gia đình vì thế cũng có cuộc sống sung túc hơn nhiều người.

Một năm sau ngày chồng mất, đồ đạc quý giá trong gia đình lần lượt đội nón ra đi. Bà Sáu trăn trở phải làm gì để duy trì cuộc sống, nếu không bao lâu nữa ba mẹ con bà ôm nhau chết đói mất. Nghĩ mãi, cuối cùng bà Sáu quyết định làm đá bọc và kem chuối cho Hiệp và Lực đem bán sau những giờ học trên trường.

Hiệp tính tình khôn lanh, bán hết kem chuối rất nhanh, từ trưa tới khoảng 3-4 giờ chiều là sạch hàng. Còn Lực thì lại bán rất chậm, hôm nào cũng 9-10 giờ tối mới về đến nhà và không bao giờ hết được thùng kem chuối. Bà Sáu nghĩ Lực lười biếng, mê chơi nên một hôm bà hỏi con: “Con mê chơi nên không chịu bán hàng hả Lực?”.

“Dạ không. Con vẫn cố gắng bán mà… nhưng không ai chịu mua”, Lực lí nhí đáp.

“Cố gắng sao lúc nào con cũng về trễ và bán không hết hàng. Con xem anh Hiệp đi. Lúc nào cũng bán hết sớm, đã vậy còn học giỏi hơn con nữa. Trong khi con lúc nào cũng bị cô giáo phàn nàn”, bà Sáu tức giận quát lớn.

Lực không biết nói sao nên em đành im lặng, nước mắt cứ thế lăn dài. Bà Sáu thấy Lực im, giận lên tiền lấy chổi lông gà quất cho em mất cây: “Con lười biếng, không chịu cố gắng. Hôm nay mẹ đánh cho con nhớ!”.

“Con xin lỗi mẹ, con sẽ cố gắng bán hết hàng”, Lực vừa nói vừa mếu máo khóc lớn.

“Vậy con nói đi, tại sao con không bán được?”, bà Sáu bỏ cây chổi xuống cầm tay Lực hỏi.

“Tại… tại mấy đứa nhỏ nó thấy con, xong quay người bỏ chạy ạ!”, Lực cúi đầu ngập ngừng nói.

Nghe câu trả lời của Lực, bà Sáu thấy tim mình đau nhói. Bà ôm con vào lòng, hai mẹ con cùng khóc. Bà đã trách oan cho con. Lực từ khi sinh ra đã bị môi hở hàm ếch, khiến cho gương mặt biến dạng nên trẻ con nhìn vào thấy sợ chạy đi. Đây là nguyên nhân khiến con không bán được hàng và về trễ. Mà về trễ thì lấy đâu ra thì giờ để học hành…

dua-con-nghi-luc-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Bà Sáu thương cả hai con, nhưng nói thật lòng bà dành nhiều tình cảm và kỳ vọng ở Hiệp hơn vì thằng bé sáng sủa lại nhanh nhẹn. Thế nhưng, càng lớn Hiệp càng đổ đốn, làm ít chơi nhiều, bài bạc rượu chè, không thiếu món gì. Đến cuối cùng còn mang nợ về nhà, bà Sáu phải bán nhà để trả nợ cho con. Còn về phần Lực, em học hết cấp hai thì nghỉ học đi học nghề sửa máy thí công. Vì sự cần cù, chịu thương chịu khó nên chủ thương, nhận em vào làm.

Không còn nhà, Hiệp theo bạn bỏ đi biệt xứ. Từ ngày đó, Lực và bà Sáu dọn sang ở nhờ nhà người bà con. Hàng ngày, bà Sáu vẫn làm đá bọc và kem chuối đi bán ở các cổng trường. Còn Lực thì làm công ăn lương với chủ. Hai năm sau, Lực cũng gom góp được ít tiền thuê cái nhà cặp mé sông, mở tiệm sửa máy. Có tay nghề, lại lại đàng hoàng, sửa cho khách rất kỹ, giá cả phải chăng nên tiệm của Lực ngày càng đông khách. Lực đã nối nghiệp cha và có được cơ ngơi riêng cho mình. Lực cũng một tay chăm lo cho mẹ từng miếng ăn, giấc ngủ. Bà Sáu cảm thấy an ủi tuổi già, ít ra còn có đứa con nghị lực, chăm chỉ làm ăn, kề cạnh chăm sóc. Nghĩ lại bà Sáu những bất công giữa hai anh em ngày trước, bà tự hổ thẹn với lòng và sống trong nỗi dằn vặt không dễ chịu chút nào.

Sưu tầm

Xem thêm: Quyết định cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận