Chị em tương tàn vì đòi chia nhà đất – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Bây giờ các chị về đòi chia nhà, Thơ biết, nếu kiện tụng ra tòa, cô sẽ thắng. Nhưng Thơ đau thắt ruột gan, con cái giành gia sản, ba má cô làm sao ngậm cười nơi chín suối?

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Má mất nay đã 4 năm, 2 vợ chồng Thơ ngày càng sợ đến ngày giỗ ba má. Bởi lần nào cũng vậy, dự giỗ xong là đồ đạc trong nhà lại mất đi vài cái. Thơ nói với chồng: “Giờ còn cái bàn thờ gia tiên này, em không biết chừng nào các chị về chở đi…”.

Nhà có 4 chị em gái, trước đây ai nhìn vào cũng nói ba má sướng, được các con hết mực chăm lo. Chị Hai sau khi ra trường đi làm có tháng lương đầu tiên liền mua tặng má bộ nồi chảo mới. Chị Ba thì gom góp mua cho ba má bộ salon. Chị Tư thì thích sắm sửa đồ điện tử cho ba má dùng. Tới lượt Thơ, cô cũng noi gương các chị sắm sửa đồ đạc cho gia đình. Hồi xưa, mỗi lần nghe ai đó khen ngợi các con gái, má Thơ hay cười nói: “Ông bà nói có sai đâu, con gái mà gả chồng gần có bát canh cần nó cũng mang cho”.

28 tuổi, Thơ lấy chồng, nhà anh ở xa, Thơ lại là con út nên ba má nhất quyết bắt ở rể. Ở nhà vợ nhưng chồng Thơ chưa lúc nào bị mang tiếng “chui gầm chạn” vì anh làm ở công ty nước ngoài, lương khá cao. Trước khi cưới anh đã mua được nhà riêng. Về ở rể, anh cho người ta thuê lại căn nhà đó và giao hết tiền thuê nhà cho Thơ để cô chi tiêu, mua sắm trong gia đình.

chi-em-tuong-tan-vi-doi-chia-nha-dat-cau-chuyen-dang-suy-ngam (1)

Trước đây má Thơ nuôi gia đình bằng nghề bán tạp hóa. Bà rong ruổi khắp các ngõ hẻm để bán hàng, còn ba Thơ thì chạy xe tải cho một hợp tác xã gần nhà. Sau khi Thơ lấy chồng, Thơ nói má nghỉ bán ở nhà phụ Thơ trông con nhỏ. Ba Thơ khi đó cũng ở tuổi vừa nghỉ hưu. Biết ba má không có lương hưu nên Thơ đưa hết tiền thuê nhà của chồng cha má, cô chỉ xài lương của mình và tiên chồng cho thêm mỗi khi anh có thưởng. Lâu lâu đi đâu, thấy gì đẹp Thơ lại mua sắm cho ba má, gia đình dùng. Lúc còn sống, thấy Thơ mua gì mới là má lại la: “Nhà đã có đủ thứ con còn sắm thêm làm chi?”. Nhưng má cũng hớn hở lắm khi được cùng Thơ đổi tivi, tủ lạnh, máy giặt.... đời mới. Mỗi lần các chị về nhà má lại khoe: “Má với con Thơ mới đi sắm cái ni này, xịn lắm nghen”.

Vậy rồi tuổi già bệnh tật quật ngã ba má. Ông bà lần lượt qua đời. Mất ba được 2 năm thì má cũng về tới tổ tiên ông bà, Thơ đau vì ba má một, nhưng nhìn cách cư xử của các chị trong nhà mỗi khi ghé về đám giỗ ba má còn Thơ chua xót gấp mười. Các chị hay kể lể những món mình từng sắm, mặc cho những thứ đó là do Thơ đổi tiền thay mới các chị cũng một mực nói đó là “của tao”. Rồi lý luận kiểu: “Lẽ ra cái tủ lạnh/ máy lạnh cũ chị mua vẫn xài được, tại em ham đời mới thôi”.

Lần cách giỗ thứ 3 của má không lâu, Thơ tâm sự chuyện này với chồng. Anh im lặng một hồi rồi nói: “Em chuẩn bị tâm thế đi, tới hôm nào đó, mấy chị sẽ “nhìn” cả căn nhà này đấy!”.

Và hôm nay, điều đó đã xảy ra. Vừa xong giỗ má, chị Hai thay mặt 3 chị lớn yêu cầu Thơ chia nhà. Ai cũng biết, ba má đã ra công chứng, làm di chúc để căn nhà này lại cho vợ chồng Thơ, vì khi các chị ra riêng đều đã được ba má cho 7 cây vàng để lấy vốn làm ăn.

Số vàng đó do ba bán miếng đất hương hỏa của ông bà để lại ở ngoại thành, lấy làm hồi môn cho 3 cô con gái. Ba Thơ chỉ chừa 1 cây vàng để sửa nhà, làm phòng tân hôn cho Thơ, với mong muốn con gái út ở chung nhà với ông bà, sau này ông bà mất thì có người thờ phụng tổ tiên.

Bây giờ các chị về đòi chia nhà, Thơ biết, nếu kiện tụng ra tòa, cô sẽ thắng. Nhưng Thơ đau thắt ruột gan, con cái giành gia sản, ba má cô làm sao ngậm cười nơi chín suối?

Xem thêm: Rối bời ruột gan chuyện tiền nong ngày Tết – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Nhìn thấy chồng xài sang, mua đồ theo kiểu “vung tay quá trán” mà tôi thấy nóng ruột vô cùng.Tôi chắc mẩm năm nay công ty anh thưởng tết khá nên không tìm hiểu thêm. Nào ngờ anh hết tết anh thông báo cho tôi món nợ hết hồn...

Áp lực vì chồng xài sang – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Cứ cách 1-2 tháng bố chồng lại gọi điện hỏi vay tiền. Ban đầu tôi tưởng bố có việc quan trọng, nào ngờ sự thật đằng sau khiến tôi choáng váng, khó xử vô cùng.

Khó xử vì bố chồng vay tiền – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Nhìn thấy cách anh vợ có tiền nhưng không chịu trả tôi hối hận vô cùng, biết vậy ngày đó tôi đã cứng rắn hơn, không đồng ý lấy sổ đỏ ra thế chấp để cho anh vay tiền.

Hối hận vì cho anh vợ vay tiền – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Đời người, cần 2 năm để học nói nhưng cần cả một để học cách im lặng. Cảnh giới cao nhất của đời người chính là quản lý được cái miệng của mình.

Cổ nhân dạy cấm có sai: Nước sâu chảy chậm, kẻ ngu dốt hay khẩu nghiệp
0 Bình luận

Sống ở đời, người ta phải có khả năng tu dưỡng trái tim của mình, biết kiểm soát cái miệng và đi theo con đường chính đạo thì vinh quang, giàu có không mời cũng tự đến.

Cổ nhân nói: Muốn phúc khí không mời tự đến hãy tu dưỡng tốt 3 điểm phong thủy trên cơ thể
0 Bình luận

Với người trong gia đình, càng bao dung thì càng hạnh phúc. Vì thế, với người nhà, nhường nhịn 3 phần sẽ được hưởng 7 phần.

Cổ nhân nói: Với người nhà, nhường nhịn 3 phần sẽ hưởng được 7 phần
0 Bình luận


Bài mới

Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 51 phút trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 giờ trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đề xuất