Cây cầu vô dụng nhất thế giới – Câu chuyện chân thực vô cùng sâu sắc
Câu chuyện “Cây cầu vô dụng nhất thế giới” là bài học đắt giá mà thiên nhiên dành cho con người. Chỉ sau một cơn bão, cây cầu cứ ở đây nhưng chẳng mang lại lợi ích gì, đẹp hoàn hảo như chỉ để ngắm.

Câu chuyện “Cây cầu vô dụng nhất thế giới”
Đất nước Honduras nổi tiếng xinh đẹp với nhiều cảnh quan thiên nhiên làm mê đắm lòng người. Nhưng quốc gia Trung Mỹ này cũng không được mẹ thiên nhiên ưu ái, khi phải thường xuyên hứng chịu nhiều cơn bão, lốc xoáy hàng năm. Các công trình nhà cửa, đường xá, cầu cống ở đây đều phải xây dựng kiên cố để tránh thiên tai liên tiếp xảy ra.
Năm 1935, trên con sông Choluteca của Honduras, người ta xây dựng một cây cầu đặt tên là cầu Choluteca. Nó được ví như bản sao của cây cầu Cổng Vàng nổi tiếng thế giới và là niềm tự hào của người dân địa phương. Tuy nhiên, vào năm 1998, cơn bão Mitch quét qua Honduras khiến cầu Choluteca bị hư hại nặng. Các phương tiện hạng nặng không còn được phép đi qua cầu để đảm bảo an toàn.
Trước đó 2 năm, vào năm 1996, sông Choluteca chứng kiến thêm sự xuất hiện của một cây cầu lớn khác. Một công ty xây dựng Nhật Bản đã trúng thầu và bắt tay vào xây dựng một câu cầu mới nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Các kỹ sư còn đặt cho công trình này cái tên “Cầu Choluteca Mới”, hay còn được gọi là Cầu Mặt Trời Mọc. Còn tên chính thức là cầu Puente Sol Naciente.

Hai năm sau đó, vào năm 1998, cây cầu Choluteca Mới được chính thức khánh thành. Những chiếc xe cứ thế bon bon chạy trên cây cầu khang trang, đẹp đẽ. Cây cầu vững chắc khiến người dân phấn khởi hơn hẳn. Thậm chí người ta còn ví nó như một tuyệt tác của thiết kế và kỹ thuật thời hiện đại.
Vậy mà niềm vui ngắn chẳng tày ngang, đúng vào năm đó, cơn bão Mitch ập đến cuốn trôi nhà cửa, làng mạc của người dân, nhiều con đường cũng bị tàn phá biến mất hoàn toàn. Lượng mưa xấp xỉ 1.900mm chỉ trong bốn ngày - tương đương với tổng lượng mưa trong 6 tháng. Dòng sông Choluteca dâng cao và gây ngập lụt toàn bộ khu vực, 7000 người đã mất mạng.

Mặc cho cây cầu Choluteca (cũ) bị hư hại thì Choluteca Mới vẫn hiên ngang, đứng vững ở đó sau cơn giận dữ kinh hoàng của mẹ thiên nhiên. Thế nhưng, điều mà người ta không bao giờ ngờ được là sau cơn bão ấy, dòng chảy của sông Choluteca đã thay đổi. Con sông không còn chảy bên dưới mà lại chảy bên cạnh cây cầu!
Vì vậy, dù đủ vững chắc để chống chọi qua cơn bão, thế nhưng cây cầu Choluteca Mới đã trở thành một cây cầu vô dụng. Nó không có điểm đến và điểm đi, không bắc qua sông và cũng chẳng dẫn đến đâu cả.
Bài học từ câu chuyện “Cây cầu vô dụng nhất thế giới”
Đã hơn 20 năm trôi qua kể từ ngày đó, nhưng bài học mà câu cầu Choluteca để lại vẫn còn nguyên giá trị. Sức tàn phá của thảm họa tự nhiên là quá lớn, nó vượt qua khỏi mọi dự tính của con người. Làm gì có kỹ sư nào nghĩ tới được chuyện sông sẽ đổi hướng để thiết kế thêm chân cho cầu chạy đuổi theo dòng nước?

Câu chuyện về Choluteca - Cây cầu vô dụng nhất thế giới, còn hình thành nên một thành ngữ mới. Trong tiếng Anh của người Mỹ có câu: "Don’t be the Choluteca Bridge. Be relevant with time", (Tạm dịch: Đừng biến mình thành cây cầu Choluteca. Hãy cố gắng thích nghi với hoàn cảnh).
Cây cầu Choluteca là hình ảnh ẩn dụ cho những biến cố có thể xảy ra đối với cuộc sống của chúng ta. Cách tốt nhất khi biến cố đến chính là thích nghi, tự biến đổi, chuyển hóa và nâng cao kỹ năng để không biến mình trở thành kẻ vô dụng!
Xem thêm: Dám đối mặt với những điều mạo hiểm để chắc bạn đã sống một cuộc đời ý nghĩa
Đọc thêm
“Nhà sư và Chúa trời” là một câu chuyện ngắn ý nghĩa, cơ hội luôn đến một cách bất chợt, hãy học cách nắm bắt để không phải hối tiếc.
“Cậu bé 6 tuổi cứu em gái 2 tuổi trước đầu xe ô tô” là một câu chuyện có thật, khiến người đọc không khỏi cảm động, tán thưởng trước hành động can đảm của cậu bé.
“Ai rồi cũng phải về với cát bụi” là một câu chuyện ngắn chân thực, giúp bạn nhận ra nhiều điều trước khi tuổi già đến để có thể sống vui vẻ, an nhàn đến cuối đời.
Tin liên quan
“Hãy biết cho đi” là câu chuyện giúp bạn nhận ra, nghèo mà biết cho đi là giàu hơn tất cả, giàu mà không muốn cho đi thì thiếu thốn tận cùng. Thước đo cuộc đời không nằm ở thời gian mà ở sự cống hiến. Cứ cho đi rồi cuộc đời sẽ mang đến cho bạn những món quà bất ngờ.
Câu chuyện “Vụ cá cược có một không hai?” là bài dành cho những ai muốn làm giàu dễ dàng, hãy nhớ vỏ quýt dày có móng tay nhọn, bạn nghĩ mình thông minh tài giỏi nhưng thực tế sẽ luôn có những người còn thông minh, tài giỏi hơn bạn.
“Cốc nước muối của vị thiền sư” là một câu chuyện ngắn vô cùng ý nghĩa, đọc và suy ngẫm sẽ mang đến lợi ích rất lớn, giúp bạn tránh xa được khổ đau trong đời.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.