Bệnh “mất trí” của người trưởng thành: Nhớ dai lỗi lầm của người khác nhưng dễ quên lòng tốt của họ với mình

Căn bệnh “mất trí” mà rất nhiều người trẻ hiện nay mắc phải, đó là dễ dàng quên đi lòng tốt của người khác nhưng giỏi ghi nhớ sai lầm vô ý của họ.

Diệu Nguyễn
14:00 10/06/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Căn bệnh “mất trí” của người trưởng thành: Dễ dàng quên đi lòng tốt nhưng lại nhớ dai lỗi lầm

Có một số người lạ lắm, ai giúp họ thì họ chỉ nhớ tức thời, sau đó quên ngay. Nhưng nếu ân nhân của họ vô tình phạm phải sai lầm, họ sẽ là người đầu tiên “chì chiết” chứ không phải ai khác. Người quên mau, thù lâu rất dễ quên đi lòng tốt của người khác nhưng lại nhớ cực kỳ ai và khó từ bỏ những lỗi lầm do người khác gây ra.

Do đó, trong sự tương tác giữa người với người, chúng ta luôn vô tình bỏ qua hạnh phúc do đối phương mang tới, nhưng lại luôn nhớ những thiếu sót và sai lầm của họ. Ta không thể buông bỏ những lỗi lầm vô ý này. Thậm chí, những sai lầm này còn có thể giết chết tất cả những điều tốt đẹp trong mối quan hệ trước đây.

Can-benh-mat-tri-cua-nguoi-truong-thanh-de-dang-quen-di-long-tot-2

Nhớ dai lỗi của người khác chẳng khác tự đem “rác” của họ về cất trong đầu mình. Mỗi phút chúng ta để tâm đến chuyện không tốt, thì mất đi một phút vui vẻ chẳng thể lấy lại được. Cuộc đời này ngắn lắm, chẳng ai có khả năng và trách nhiệm níu giữ cho ta những giây phút tận hưởng cuộc sống đang vùn vụt trôi qua. Vậy tại sao, ta còn muốn phí hoài cuộc sống để ghi nhớ và “học thuộc” sai lầm của người khác? Sao không thuộc nổi công ơn họ đã từng giúp bạn?

Việc lôi sai lầm của người khác ra bàn luận chỉ khiến cho năng lượng tiêu cực giữa hai người ngày một tăng lên. Khiến cho định kiến trong lòng chúng ta ngày càng sâu đậm hơn mà thôi. Đồng ý rằng, sai là cần phải phê bình, thế nhưng đã phê bình rồi thì đừng lôi lỗi lầm ấy ra nhắc lại nữa. Trên thực tế, nhiều mối quan hệ có thể được giải tỏa chỉ bằng cách ngồi xuống trò chuyện và giải quyết trong hòa bình. Nhưng một số người lại không thích vậy, họ chọn giải quyết trong căng thẳng, bới móc sai lầm trong quá khứ của nhau ra. Để rồi, mối quan hệ không những không được hóa giải mà thù hận càng lúc càng sâu.

Căn bệnh “mất trí” của người trưởng thành: Xem lòng tốt của người khác là sự mặc định

Tôi từng đọc một câu chuyện như sau: Một người mẹ chuẩn bị bữa sáng cho một đứa trẻ sắp đến trường. Để đứa trẻ không phải chờ đợi quá lâu, cô thức dậy sớm hơn thường lệ 20 phút để chuẩn bị bữa sáng, và đánh thức con khi đồ ăn nguội đến một mức độ thích hợp.

Một ngày nọ, cô không khỏe nên dậy muộn. Đứa trẻ nghĩ rằng mẹ mình đã thổi sữa nguội rồi nên cứ thế cầm cốc lên uống và bị bỏng. Tức giận, cậu đổ lỗi cho mẹ tại sao một việc cỏn con như thế mà làm không xong. Đứa trẻ này chưa bao giờ biết mẹ cậu đã cực khổ như thế nào để chuẩn bị bữa sáng, cậu chỉ nghĩ cho bản thân mình mà thôi. Người mẹ nấu hàng trăm bữa sáng nhưng đứa con chẳng hề cảm nhận gì. Nhưng chỉ một lần dậy trễ lại là sai lầm nghiêm trọng của bà, để rồi nhận lại những lời trách mắng nặng nề.

Can-benh-mat-tri-cua-nguoi-truong-thanh-de-dang-quen-di-long-tot-3

Câu chuyện trên chỉ là một phần nhỏ trong muôn vàn những câu chuyện trong cuộc sống thường nhật. Lòng nhiệt thành của một người dù chỉ một lần cũng khiến đối phương xao xuyến, cảm động. Nhưng nếu lòng nhiệt thành đó diễn ra mỗi ngày, đều đặn thì một số người sẽ coi nó là bổn phận và trách nhiệm của bạn. Vì một nguyên nhân nào đó bạn thực hiện chưa đúng, họ sẽ trách mắng bạn như thể đây là lỗi lầm nghiêm trọng nào đó.

Có lẽ, tất cả chúng ta đều đã gặp phải một vài tình huống tương tự trong cuộc sống. Nhiều người thích tận dụng lòng tốt của người khác mà không mong muốn đáp lại. Dần dần họ không chỉ quen với sự hiện diện của lòng tốt đó, mà còn coi đó là mặc định. Khi người ban ân huệ cho họ làm sai, họ chỉ thấy lỗi lầm đó, còn những việc làm trước đó thì quên sạch. Thế nhưng, tất cả những nỗ lực và lòng khoan dung của đối phương đều xuất phát từ sự chân thành của họ đối với chúng ta. Nên đừng ỷ y vào đó mà lên mặt, xem đó là trách nhiệm họ phải làm như vậy!

Căn bệnh “mất trí” của người trưởng thành: Thay vì đổ lỗi hãy học cách quan tâm và biết ơn nhiều hơn

Đừng bỏ rơi vẻ đẹp tâm hồn của một người chỉ vì một lỗi lầm nhỏ. Cũng đừng quên ơn của người khác chỉ vì hận thù họ. Trong cuộc sống, không ai có nghĩa vụ phải giúp bạn, nhưng một số người vẫn sẵn lòng giúp đỡ bạn bởi họ là người nhân hậu. Vì vậy, thay vì ghi nhớ và bới móc sai lầm của người khác khi bạn có cơ hội và phóng đại chúng quá mức. Tốt hơn là bạn nên học cách biết ơn và suy nghĩ về những gì người khác đã làm cho bạn.

Sự nhiệt thành giúp đỡ bạn xuất phát từ tình cảm sâu sắc mà họ dành cho bạn. Nên cho dù họ có sai, cũng hãy từ từ nói và góp ý cho nhau cùng tốt hơn. Đừng quá bận tâm đến những sai lầm vô ý đó, thay vào đó hãy dành thời gian tìm hiểu họ nhiều hơn.

Can-benh-mat-tri-cua-nguoi-truong-thanh-de-dang-quen-di-long-tot-4

Bạn bè giúp đỡ và hỗ trợ chúng ta bằng một trái tim chân thành. Nên đừng đổ lỗi cho họ vì sơ suất, cũng đừng coi đó là bổn phận của họ. Hãy biết ơn, quan tâm và chia sẻ với nhau nhiều hơn để mối quan hệ ngày càng bền chặt. Các thành viên trong gia đình chăm sóc và đồng hành cùng chúng ta vì có chung dòng máu. Nên đừng bất mãn với những thiếu sót của họ nữa, mà hãy quan tâm, yêu thương và kính trọng họ nhiều hơn.

Cho dù đó là người yêu, bạn bè hay gia đình, bất kỳ cuộc gặp gỡ nào cũng là một cái duyên. Nên phải biết trân trọng, đừng quên đi lòng tốt của người khác vì một lỗi lầm nho nhỏ của họ. Chúng ta nên học cách quan tâm và biết ơn nhiều hơn là đổ lỗi cho người khác!

Xem thêm: Thuật nhìn người: Việc lớn việc khó xem đảm đương, việc nhỏ việc vặt xem tu dưỡng

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận