Bóng già cô đơn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười nở trên môi ông bà sau bao tháng ngày hai bóng già lủi thủi, âu cũng là đoạn cuối đời mà ai làm cha làm mẹ cũng mong chờ. 

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đôi vợ chồng già sống nơi này cũng gần hết một đời người. Bắt đầu từ lúc lấy nhau, rồi sinh con, miệt mài nuôi chúng khôn lớn, rồi lại nhìn chúng sải cánh bay đi. Bao sóng gió, bão giông cuộc đời cứ thế đi qua, cuối cùng chỉ còn lại bóng lưng ông bà sớm tối bên nhau.

Cứ vài bận, ông bà lại lặn lội sang thăm nhà đứa này một chút, đứa kia một chút. Mỗi lần đi lại lỉnh kỉnh quà quê, khổ sở gom góp từng chút nhỏ, con gà, buồng chuối, mớ rau,… đùm túm mang lên cho con cháu rồi lại tay không trở về.

“Trên thành phố không có hay sao mà ông bà phải nhọc thế?”

“Chúng nó chỉ thích đồ quê thế này thôi. Vừa ngon, vừa sạch lại vừa đủ chất”

Lần nào tôi cũng vờ hỏi như thế, cốt chỉ để ông bà có thể chia sớt niềm vui, niềm hạnh phúc, phấn chấn khi từ phố trở về.

“Thế sao ông bà không lên trển ở với tụi nó”

“Cũng lên ở rồi, nhưng tụi nó đi cứ suốt, thấy buồn nên lại về”

Có những độ tết về, tôi thấy ông bà tất bật chuẩn bị từ sớm, nào là bánh chưng, dưa hành, giết vịt mổ gà,… trước cả tháng trời để đón con cháu về ăn. Thế rồi lại thấy ông bà gói ghém mọi thứ để gửi lên thành phố. Lý do thì nhiều lắm, nhưng chung quy chỉ thiếu một cách để trở về thôi. Ấy thế mà chẳng bao giờ tôi nghe ông bà buông lời trách mắng, oán giận gì, mà còn chép miệng xót thương con trẻ vất vả, bộn bề. Rồi ba cái mùng Tết chậm rãi trôi, hai bóng già cô đơn đón Tết với nhau. Tôi lùa mất đứa nhỏ nhà mình sang chơi cho ông bà bớt hiu quạnh, nhưng chẳng đủ tinh tế để biết khi nhìn con cháu người ta rôm rả trong căn nhà đơn sơ, lòng người già lại càng thêm quạnh quẽ.

Trộm thấy bà đưa tay vuốt tóc con gái út, ông ngồi nhìn mấy đứa trẻ mải mê bóc bánh kẹo. Nhà lúc ấy rôm rả đông vui, còn ông bà lại mải mê tìm chút hư ảnh thân quen lẫn trong đâu đó…

Rồi có một ngày, ông bà đùng đùng bắt xe lên thành phố, chỉ kịp dặn tôi trông nhà giúp. Nhìn ông bà hớt hải, tôi cũng đâm lo nghĩ không biết có chuyện gì vì lần này ông bà đi chẳng đùm túm theo gì, trên môi cũng chẳng có lây một nụ cười. Đi chưa tròn tuần, ông bà trở về, người trông như già đi vài tuổi.

Thấy ông bà về, tôi cứ đứng bên này sân ngóng cổ nhìn sang. Thấy ông bà không vui vẻ cười như dạo trước, tôi cũng chẳng dám bước sang bên ấy hỏi thăm. Ngày cứ tĩnh lặng trôi, mãi đến chiều nọ, ông gọi tôi sang nói chuyện.

bong-gia-co-don-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

“Mày thử xem mảnh đất này nhà ông bán được bao nhiêu hả con? Giờ bán thì có ai mua nhanh không?”

Nét mặt ông nghiêm nghị, chẳng có nét gì giống với mọi khi tôi hay đùa xúi ông bán đất lên ở với con trai. Bà ngồi lẳng lặng một bên, trông cũng đăm chiêu lắm.

“Sao lại phải bán ạ? Mà ông bà muốn bán bao nhiêu?”

“Bán hết. Mày tính được tầm bao nhiêu?”

“Con không biết đâu, cái này ông phải tìm ông Chương địa chính thì mới rõ được. Mà sao ông bán?”

“Khổ! Thằng cả nó bị làm sai giấy tờ gì đấy bên công ty, giờ phải bồi thường, không là phải đi tù. Giờ vợ chồng nó đang xoay khắp nơi mà chưa đủ, tao với bà đang tính bán mảnh đất này đi để phụ vợ chồng nó thêm ít”

“Thế để con chạy hỏi ông Chương xem thế nào”

“Ừ, mày xem đi rồi báo lại cho tao, chứ già có biết gì đâu”.

Ông bà già thật, đến cái điện thoại cũng chẳng biết xài thì làm sao biết được mấy chuyến đất đai buôn bán này. Lại càng không tính toán được chuyện thằng con trai phải tính thế nào, chỉ biết về gom tiền tránh cho con mình tù tội. Nét lo âu hằn lên trên khuôn mặt.

Tôi đi tìm người định giá mảnh đất, nơi ông bà gắn bó gần cả đời người. Rồi ông bà điện lên báo cho thằng con lớn biết. Chẳng biết câu chuyện sau đó thành ra thế nào, chỉ thấy cúp máy rồi khe khẽ lắc đầu. Bà sốt ruột hỏi đi hỏi lại, ông ngập ngừng chốc lát rồi bảo: “Thằng cả nó bảo đừng bán đi mảnh đất ở quê. Vợ chồng nó tự lo liệu được. Nó bảo có mảnh đất để thờ cúng tổ tiên. Đợi dăm ba hôm nữa nó về rồi nói chuyện sau”.

“Không bán thì nó gom thế nào cho đủ hả ông? Ông hỏi kỹ chưa?”, bà cuống quýt hỏi lại.

“Hỏi rồi mà, nó bảo sẽ bán căn nhà trên ấy rồi vợ chồng về quê ở hẳn”, giọng ông gắt nhẹ.

Tôi chẳng hiểu sao bao nhiêu năm nay ông bà chạy lên chạy xuống thăm con, mỗi độ tết đến ngóng trông chúng nó đến đỏ con mắt, thế nhưng nghe tin chúng nó về ở hẳn lại chẳng vui mừng. Hay cái lý do chúng nó “phải” về khiến ông bà chua xót trong lòng. Tôi cứ để trong lòng một câu hỏi chẳng dám mở lời, chỉ biết nhìn ông bà ngóng ra trông vào với khuôn mặt chất chứa đầy nỗi lo.

Một thời gian sau, chẳng thấy hai bóng già ấy cô đơn nữa. Đứa con trai lớn đưa cả gia đình về quê ở. Rõ ràng là nếp sống thành phố đã quen, thế nhưng nhìn một nhà ông bà, con cháu hòa hợp vui vầy lại chẳng tìm ra có điều gì không thích hợp. Cô con dâu sáng sớm đã theo bà xách giỏ đi chợ, thằng con cả thì ngồi trước mái hiên cùng ông nhấp ngụm nước chè. Mấy đứa nhỏ đang học dở trên thành phố nên chỉ dọn đồ về trong chốc lát rồi lại đi, đợi đến lúc thu xếp hẳn cho về trường ở huyện là đủ một gia đình ba thế hệ cùng nhau sum họp, vui vầy.

Trước kia có bao nhiêu nhớ mong, giờ lại có bấy nhiêu đầm ấm. Những chuyện đã qua gửi lại vào ngày cũ. Hôm nay nhìn nụ cười nở trên môi ông bà sau bao tháng ngày hai bóng già lủi thủi, âu cũng là đoạn cuối đời mà ai làm cha làm mẹ cũng mong chờ. 

Xem thêm: Xé lòng với câu chuyện về những "búp măng non" ở Làng Nủ: “Lớp mầm non 18 cháu, 10 em mất vì sạt lở kinh hoàng”

Đọc thêm

Tôi cười, nụ cười vừa buồn vừa vui. Giấc mơ tô cháo ấm của mẹ không phải là hiện thực, nhưng tôi lại được đứa bạn thân thực hiện cho giấc mơ của đứa trẻ đơn côi. Vậy cũng đủ vui, đủ hạnh phúc rồi!

Tô cháo ấm – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Từng chiếc cốc, chiếc bát, những tập vở với nét vẽ ngây thơ,… vẫn còn đó, nhưng các em đã ra đi mãi mãi, để lại sự tiếc thương vô hạn cho thầy cô và cả cộng đồng.

Xé lòng với câu chuyện về những 'búp măng non' ở Làng Nủ: “Lớp mầm non 18 cháu, 10 em mất vì sạt lở kinh hoàng”
0 Bình luận

Từ ngày có cháu đích tôn, ông phấn khởi tuyên bố nó là vàng, là ngọc, cấm cho ai động vào. Thằng cháu thấy vậy sớm cậy thế ông, chẳng coi ai ra gì.

Thằng cháu đích tôn – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Trước giờ toàn “con làm cái mang” giờ đến nhà chị thì lại “cái làm con mang”. Nghĩ đến công lức làm lụng bao lâu giờ đổ sông đổ biển hết, chị lại chảy nước mắt.

Cái dại con mang – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Con trai và con dâu có thể giận tôi, trách móc tôi vì tôi từ chối chăm cháu, nhưng tôi tin rằng đây là quyết định đúng đắn sau nhiều năm hết lòng nuôi dưỡng, chăm sóc con cái.

Từ chối chăm cháu – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Cô gái cao 68cm lấy chồng điển trai 1m68, chuyện tình đũa lệch này đã khiến nhiều người bất ngờ và ngưỡng mộ bởi nghị lực phi thường của cả hai.

Tình yêu “đũa lệch” – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận


Bài mới

Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 29 phút trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 giờ trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Đề xuất