Bản chất của xã hội vốn là trao đổi ngang bằng: Muốn kết bạn với người giỏi trước tiên phải hoàn thiện bản thân

Bản chất của xã hội chính là trao đổi ngang bằng, gió tầng nào sẽ gặp mây tầng đó. Nếu không có đủ thực lực mà cứ cố chen chân vào những nơi không thuộc về mình bạn sẽ mãi chỉ là kẻ ngoại đạo mà thôi.

Diệu Nguyễn
10:30 18/01/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bản chất của xã hội là sự trao đổi ngang bằng

Bộ phim “30 chưa phải là hết” phát sóng trong thời gian trước đã nhận được rất nhiều sự chú ý. Trong phim, nhân vật Cố Giai 30 tuổi sở hữu ngoại hình nổi bật, lại tốt nghiệp trường đại học danh giá. Cô cùng chồng xây dựng công ty pháo hoa rồi sau đó lui về hậu trường, trở thành một người vợ toàn thời gian. Để các con mình được học tập tại một trường mầm non song ngữ hàng đầu nhà cô đã phải cắn răng vay tiền để mua một căn biệt thực cao cấp tại một khu phố đắt đỏ.

Với gia cảnh như vậy Cố Giai cũng có lòng chen chân vào thế giới của những phụ nữ giàu có tại Thượng Hải. Tuy nhiên, thực tế lại tàn khốc vô cùng, núi cao còn có núi cao hơn, khi gia nhập vào hội Cố Giai không thoát khỏi cảnh bị chế giễu.

Lần đầu tiên tham gia buổi họp mặt của các bà vợ, Cố Gia diện một bộ trang phục sang trọng và mang theo chiếc túi Chanel đắt giá nhất của mình. Đến nơi, cô cẩn thận đặt chiếc túi đó xuống sau lưng thì bị một phu nhân nói kháy: “Cô xem, cái ghế này có vẻ không được rộng lắm, cô còn muốn đặt thêm một chiếc túi sau lưng, chen chúc như vậy không khó chịu ư?”

Cố Giai nhìn bốn phía mới phát hiện ra những người khác đều thản nhiên đặt chiếc túi xuống đất.

Ban-chat-cua-xa-hoi-von-la-trao-doi-ngang-bang-1

Sau khi buổi gặp kết thúc, mọi người cùng nhau chụp ảnh. Hôm ấy, Lý phu nhân có mang theo chiếc túi Hermes Himalayan trị giá gần 400.000 USD. Thấy vậy, Cố Giai rụt rè giấu cái túi của mình ra phía sau, gượng gạo chụp cho xong tấm ảnh.

Sau đó khi xem lại những tấm ảnh của buổi gặp mặt được mọi người đăng tải, Cố Giai nhận ra rằng các vị phu nhân đã chủ động cắt mất mặt mình.

Bộ phim cho ta hiểu một điều rằng, cho dù có miễn cưỡng chen chân vào giới thượng lưu, cùng người ta ngồi ăn cơm, cùng họ làm mấy chuyện lặt vặt cũng chẳng thế nào khiến người ta để mình vào trong mắt. Thậm chí bản thân còn bị họ cố tình tẩy chay.

Người đời có câu: “Sợi rơm nếu dùng để buộc bắp cải thì sẽ có giá của bắp cải, nếu dùng nó để buộc hải sản cao cấp thì sẽ lại có giá trị như hải sản đắt tiền”. Bị ám ảnh bởi điều này nên rất nhiều sợi rơm vì muốn ngoi lên cao nên cố gắng buộc chặt mình vào hải sản.

Tuy nhiên, phim cũng chỉ là phim, trong đời hầu hết mọi người đều không tới mức như vậy và ai cũng khá mở lòng. Thế nhưng, vật tụ theo loài, người phân theo nhóm. Nếu cứ cố gắng gia nhập vào những hội nhóm không thật sự phù hợp với mình, bạn sẽ nhanh chóng bị đào thải, đấy là bản chất của xã hội.

Càng với lên cao bạn càng bị vắt kiệt

Vấn đề này không chỉ được thể hiện ở trên phim, ở giới thượng lưu mà còn thể hiện ở bên ngoài cuộc sống rất nhiều. Có người than phiền rằng: “Một tháng thu nhập của nhà tôi chỉ khoảng 20 triệu VNĐ, nhưng vợ tôi lại muốn cho con đi học với khoản học phí khoảng 15 triệu VNĐ/tháng. Theo vợ tôi bảo thì việc chọn những môi trường đắt tiền đó rất quan trọng sẽ giúp ích cho con mình về sau. Nhưng thật sự có phải như vậy không?”

Ban-chat-cua-xa-hoi-von-la-trao-doi-ngang-bang-2

Cha mẹ vốn chỉ nghĩ đến chuyện chọn môi trường thượng lưu, cao cấp cho con học tập, sinh hoạt nhưng lại không nghĩ đến việc sâu xa hơn là con mình ở trong môi trường đó sẽ như thế nào. Những ngôi trường này dành cho con của những người thượng lưu, khi con của bạn chỉ là con của những người lao động bình thường tiến thân vào đó về cơ bản sẽ trở thành đối tượng bị kinh thường.

Mình không đủ khả năng vậy tranh ngôi cao để làm gì? Đẩy con cái mình vào những môi trường đó sự tự tin của con sẽ nhanh chóng biến mất, thay vào đó là sự tủi hổ, mặc cảm, thậm chí là sợ hãi.

Bản chất của xã hội chính là việc cố với cao sẽ khiến bạn bị vắt kiệt trong khi không thu lại được bất kỳ lợi ích nào.

Bản chất của xã hội chính là không giá giá trị bạn sẽ mãi là kẻ ngoại đạo

Vương Thế Dân - người sáng lập nền tảng tri thức trực tuyến YouCore - đã kể đôi điều về vợ mình như sau:

Vợ ông có một người bạn cùng học MBA, trong suốt thời gian học người bạn đó hỉ tham gia vào các hoạt động bên lề, từ những buổi gặp gỡ cho đến những buổi tiệc. Cô ấy cho rằng mục đích chính của việc đi học này chỉ là để tăng thêm vốn xã hội, quá đam mê các hoạt động cô sẽ quên mất việc phải phát triển bản thân. Đến kỳ tốt nghiệp, cô gặp một số vấn đề về luận văn nhưng lại không thể tìm được ai để giúp đỡ, điều này hoàn toàn trái ngược với những gì mà cô đã kỳ vọng.

Ban-chat-cua-xa-hoi-von-la-trao-doi-ngang-bang-6

Trong khí đó, vợ của Vương Thế Dân lại cân bằng được mọi việc. Cô tham gia các hoạt động vừa đủ, nhưng không quên việc dành thời gian đê rphats triển thêm tiềm lực của mình. Việc học hành của cô vì thế diễn ra vô cùng thuận lợi.

Một nhà xã hội học người Mỹ đã chỉ ra rằng: "Mọi mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, bản chất đều là các mối quan hệ trao đổi".

Người bạn cùng lớp vì không thể nâng cao giá trị của bản thân, nên nhanh chóng "trượt giá". Một khi đã không có giá trị, không có gì để trao đổi, thì dù có cố chen chân, mở rộng quen biết thì cũng vô dụng. Bản chất của xã hội chính là, không có giá trị, bạn mãi chỉ là kẻ ngoại đạo mà thôi.

Để tạo được mối quan hệ với người khác, nhất là những người tốt hơn mình thì bạn chỉ có cách tăng cường thực lực của bản thân. Chỉ có như thế bạn mới có thể tạo dựng được những mối quan hệ bền vững. Ngoài ra, ngay từ bây giờ hãy từ bỏ những mối quan hệ vô bổ, dành thời gian, công sức để cải thiện bản thân, nâng cao trình độ như thế thế giới sẽ vây xung quanh mà bạn không cần phải tìm kiếm.

Chỉ khi bạn đủ giỏi, bạn mới có thể giao lưu với những người giỏi.

Xem thêm: Thái độ sống quyết định cuộc đời bạn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận