7 chữ "nhẫn" quan trọng trong giáo dục con: Cha mẹ càng khéo, con càng nên người

Nuôi dạy một đứa trẻ nên người là cả một quá trình khó nhọc. Trong đó, quá trình này cần đến sự chịu đựng, nhẫn nhịn một cách khéo léo của cha mẹ.

Thùy Nguyễn
09:00 13/02/2022 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhẫn ở đây có nghĩa là kiên trì, nhẫn nhịn, chịu đựng để nuôi dưỡng, giáo dục con cái nên người. Trong nuôi dạy con, có tổng cộng 7 chữ “nhẫn” cần nhớ, cũng chính là 7 điều quan trọng các bậc cha mẹ nên làm để con có thể phát triển toàn diện

Nhẫn nại với con khi còn sơ sinh

Trẻ sơ sinh khi mới chào đời sẽ có giờ giấc ăn ngủ lộn xộn, chưa được cố định. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Bên cạnh những cha mẹ muốn tập tành cho con thói quen ngủ càng sớm càng tốt thì nhiều người lại mặc kệ để trẻ khóc thoải mái. Họ quan niệm rằng, cứ để con khóc vài lần, trẻ sẽ không khóc nữa.

7-chu-nhan-quan-trong-cha-me-can-nho-khi-giao-duc-con-4

Tuy nhiên, cách này không chỉ tàn nhẫn mà còn khiến trẻ cảm thấy không an toàn. Những đứa trẻ lớn lên trong sự quan tâm, yêu thương mới khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về tinh thần và thể chất. 

Nhẫn nại nghe con nói xong

Tập nói là một quá trình quan trọng của trẻ. Khi con bắt đầu học nói, cha mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn con nói rõ ràng, cho con nói tròn câu tròn chữ, đừng cướp lời của con. Sự nhẫn nại và tôn trọng này rất quan trọng với sự phát triển của con. Cha mẹ thường xuyên quan tâm, lắng nghe, để trẻ có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình; sau đó đưa ra những lời khuyên, dạy bảo và giúp đỡ con đúng mức, đúng lúc.  

Nhẫn nại khi con làm bẩn, bừa bộn

7-chu-nhan-quan-trong-cha-me-can-nho-khi-giao-duc-con-1

Khi trẻ khám phá thế giới thông qua việc ăn uống, nô đùa, cha mẹ cần học cách chấp nhận con bừa bộn, lấm lem. Bởi đây là  lúc con học hỏi thông qua quá trình tiếp xúc. Điều này giúp con có thể tự cảm nhận mọi thứ, rèn luyện được tính chịu khó, ý thức và sự tự tin. Bằng cách này, trẻ sẽ thông minh hơn, phát triển trí tuệ mạnh mẽ hơn. 

Nhẫn nại trước những khiếm khuyết của con

Những lúc con mắc sai lầm hay phạm lỗi, thay vì tức giận la hét hay đánh mắng con, cha mẹ nên kiên nhẫn chỉ cho con lỗi sai và hậu quả của nó. Điều này sẽ giúp con hiểu được vấn đề, từ đó biết cách sửa chữa lỗi lầm và không tái phạm nữa. Càng những đứa trẻ nghịch ngợm, hiếu động lại càng cần được cha mẹ quan tâm và chăm sóc.  

Nhẫn nại trước điểm số của con

Cha mẹ nào cũng muốn con mình học giỏi. Tuy nhiên, đừng vì thế mà nóng vội ép con học thêm hay tức giận phê bình thậm tệ mỗi khi con bị điểm kém. Hãy nhẫn nại nuôi dạy con từ từ, khuyến khích con tiến bộ từng ngày. Nếu con chưa thể cải thiện điểm số, hãy giúp con tìm ra vấn đề và khắc phục. Điểm số lúc cao lúc thấp là chuyện bình thường, điều quan trọng chính là thái độ học tập của con. 

Nhẫn nại trước những ước mơ xa vời của con

7-chu-nhan-quan-trong-cha-me-can-nho-khi-giao-duc-con-3

Nhiều bậc phụ huynh bắt con theo đuổi nghề nghiệp cha mẹ định hướng, ép con thực hiện ước mơ dang dở của mình. Thực tế, nhận thức của một đứa trẻ về nghề nghiệp của mình đến từ thông tin chúng nhận được, nhưng nhiều giấc mơ của chúng đến từ trí tưởng tượng. Khi trẻ ở độ tuổi mơ mộng, đừng vội đánh thức. Hãy cho con cơ hội nỗ lực để hướng tới giấc mơ của mình. Dù giấc mơ của con có thường xuyên thay đổi đi chăng nữa thì đây cũng là một quá trình trưởng thành.  

Nhẫn nại lắng nghe con

Nhiều người lớn có địa vị, tuổi tác sẽ đề cao tính tự tôn, cảm thấy bản thân có nhiều kinh nghiệm hơn trẻ nên coi thường ý kiến và quan điểm của con cái. Thậm chí, không ít cha mẹ còn ngăn cản con có suy nghĩ riêng cùng cơ hội phát triển, bộc lộ tài năng. Những cha mẹ thông thái sẽ nhẫn nại nghe con nói và cho con có cơ hội thể hiện ước mơ, mong muốn của mình. 

Xem thêm: Nhà có cha nghiêm, thường có con hiền tài: Cha mẹ trước hết phải nghiêm khắc với chính mình

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận