Bảo sao trẻ càng lớn càng "bơ" cha mẹ", nguyên nhân đến từ 3 việc làm tổn thương này
Hóa ra những đứa trẻ thờ ơ, càng lớn càng lười nói chuyện và tâm sự với cha mẹ đều có nguyên nhân cả.
Khi còn nhỏ, trẻ rất hay bám mẹ, đi đâu cũng muốn cha mẹ bên cạnh. Câu đầu tiên đi học về là hỏi mẹ ở đâu, làm gì. Tuy nhiên theo thời gian, trẻ ngày càng trở nên xa cách, cả ngày không nói chuyện, thậm chí còn bực mình khi cha mẹ hỏi tới.
Một người mẹ từng tâm sự rằng: Sau khi con đi học mẫu giáo, do bận rộn công việc nên chị ít quan tâm tới con, việc chăm sóc con là do bà nội đảm nhiệm. Chị cảm thấy con ngày càng xa cách nhưng không biết làm thế nào. Một hôm, chị tranh thủ đi làm về sớm để đón con, ngỡ con sẽ vui vẻ thì cô bé chỉ dửng dưng hỏi: "Bà nội đâu? Tại sao bà nội không đón con?" Câu hỏi như một gáo nước lạnh khiến người mẹ hụt hẫng.
Hay một câu chuyện khác. Nữ sinh đại học nọ rất tự lập, ít khi gọi điện cho gia đình, cũng chẳng bao giờ nhắc tới cha mẹ hay hoàn cảnh nhà mình. Đến kỳ nghỉ đông, các sinh viên hào hứng thu dọn đồ đạc về nhà nhưng nữ sinh này lại chọn ở lại ký túc xá. Mãi sau này mọi người mới biết cô gái bị cha mẹ bỏ bê từ nhỏ. Cha mẹ cô mải mê kinh doanh, ít khi ở nhà. Từ nhỏ, cô sống với ông bà nội, khi ông bà qua đời, một mình cô trong căn nhà trống trải.
Từ hai câu chuyện có thể thấy việc cha mẹ dành thời gian quan tâm con cái là vô cùng quan trọng. Nếu thấy con bỗng dưng xa cách, không còn gần gũi với mình thì cha mẹ cần xem lại bản thân có phạm phải 3 sai lầm dưới đây hay không.
Thiếu sự đồng hành với con cái
Mẹ là người mang nặng đẻ đau, đưa con tới thế giới này. Công sinh thành to lớn nhưng công nuôi dưỡng cũng quan trọng không kém. Nếu sinh ra rồi phó thác cho người khác, tình cảm thân thiết đến mấy cũng dần phai nhạt.
Mọi đứa trẻ đều mong chờ sự đồng hành của cha mẹ. Nếu trẻ thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc, chúng sẽ dần thấy vọng và chán nản, dần sẽ thờ ơ và ghẻ lạnh với cha mẹ.
Phương pháp giáo dục không đúng cách
Ngày nay, những đứa trẻ phải học tập với khối lượng kiến thức lớn. Từ khi con còn nhỏ, nhiều bà mẹ đã lên kế hoạch chi tiết cho tương lai, ép con phải đi theo đúng con đường mình vẽ ra. Nhiều cha mẹ khác còn điên cuồng tìm đủ các loại lớp học thêm cho con, khiến con áp lực, mệt mỏi.
Chưa kể, có nhiều cha mẹ còn dùng đòn roi, lời nói nặng nề để dạy dỗ, ép buộc con cái, đay nghiến khi con mắc lỗi. Phương pháp giáo dục sai lầm này không những không có tác dụng mà còn khiến trẻ bị tổn thương tâm lý, dần dần bài xích và xa lánh cha mẹ.
Thường xuyên quát mắng con
Ngày nay, áp lực công việc và cuộc sống khiến phụ nữ dễ nóng giận và cáu gắt. Vì thế, khi con làm sai một việc nhỏ cũng khiến mẹ bực mình, quát mắng. Dần dần, con sẽ trở nên sợ hãi mẹ, không muốn gần gũi hay trò chuyện với mẹ nữa. Tính cách của mẹ cũng ảnh hưởng đến con, khiến con có nguy cơ trở thành người nóng nảy, tự ti và mặc cảm.
Để giáo dục con hiệu quả, cha mẹ nên động viên trẻ đúng lúc, thường xuyên bày tỏ tình yêu thương và quan tâm đến trẻ. Nên an ủi con khi con vấp ngã, thấy bại, cho trẻ biết rằng cha mẹ luôn ở bên con dù bất kỳ hoàn cảnh nào đi chăng nữa.
Ngoài ra, dù bận rộn thế nào, cha mẹ cũng không nên bỏ qua những khoảnh khắc quan trọng trong quá trình trưởng thành của con. Hãy luôn yêu thương con, đừng đẩy con ra xa nhé!
Xem thêm: 5 câu cửa miệng cha mẹ càng nói càng khiến con cứng đầu khó bảo
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận