Thay vì cấm đoán, cha mẹ nên làm ngay 3 điều này khi con mè nheo, khóc lóc

Nuôi dạy con không hề dễ dàng. Đơn giản khi con mè nheo, khóc lóc, nhiều bậc cha mẹ bối rối không biết phải xử lý như thế nào.

Thùy Nguyễn
06:00 18/04/2022 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vì thế, khi đối mặt với việc quản lý cảm xúc và giải quyết vấn đề của trẻ, chỉ một số cha mẹ có thể đưa ra được hướng dẫn hợp lý. Mỗi khi trẻ khóc lóc, tiếng khóc thường rất lớn và khiến nhịp tim tăng lên, điều này có thể khiến phụ huynh nổi nóng trong phút chốc. do đó, khi con quấy khóc hầu như cha mẹ nào cũng chỉ muốn quát cho con nín ngay và luôn.

Thực tế, khi trẻ mè nheo, khóc lóc, cha mẹ thông thái sẽ làm ngay 3 điều quan trọng này, thay vì quát tháo bảo con nín đi.

Để trẻ giải phóng cảm xúc của mình

Trước hết, khi trẻ mè nheo cha mẹ hãy cho con quyền và không gian để khóc. Cảm xúc của trẻ vốn rất mong manh. Trẻ sơ sinh sẽ khóc khi đói và khó chịu. Trẻ lớn hơn một chút sẽ khóc để bộc lộ nhu cầu và giải tỏa cảm xúc bên trong.

3-dieu-cha-me-nen-lam-khi-con-me-nheo-khoc-loc-3

Hãy thừa nhận, trẻ khóc là chuyện hoàn toàn bình thường. Nếu cha mẹ cứ ngăn cản một cách mù quáng, điều này chỉ khiến trẻ thất vọng vì cho rằng cha mẹ không hiểu mình.

Phân tích cảm xúc cho trẻ

Cha mẹ hãy cho phép trẻ giải tỏa cảm xúc và để trẻ khóc. Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà để trẻ khóc mãi. Khi xu hướng khóc của trẻ giảm đi, người lớn hãy dành thời gian để phân tích cảm xúc cho trẻ. 

Thực tế, trẻ chỉ biết khóc mà khó phân biệt được cảm xúc cụ thể, vì thế cha mẹ hãy giúp con làm điều này. Khi người lớn nhắc đi nhắc lại khái niệm “tức giận” một cách nhiều lần, trẻ sẽ hiểu được cảm xúc lúc này của mình là tức giận. Vì thế, khi những cảm xúc tương tự xuất hiện trong tương lai, trẻ sẽ trực tiếp trả lời là “con đang tức giận” thay vì khóc lóc. 

Hướng dẫn con chấp nhận cảm xúc của mình

Cha mẹ cần hiểu, con mè nheo là do chưa có khả năng đối phó với cảm xúc của bản thân. Trẻ có thể khóc vì không tìm ra đồ chơi, cần bố mẹ trợ giúp. Nếu bố mẹ từ chối con vào thời điểm này sẽ càng làm con xấu hổ và hụt hẫng. Điều này về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc của trẻ.  

3-dieu-cha-me-nen-lam-khi-con-me-nheo-khoc-loc-1

Thay vào đó, cha mẹ hãy học cách đồng cảm và nói với trẻ rằng: “Đừng lo lắng, buồn là điều bình thường, đôi khi mẹ cũng cảm thấy như vậy”. Dần dần, khi trẻ thấy một người nào đó khóc hay buồn, trẻ sẽ dùng sự đồng cảm để an ủi. Chính sự đồng cảm của mẹ đã xây dựng nên một em bé có EQ cao như thế.

Có thể thấy, trẻ em trong độ tuổi từ 1-3 tuổi đang trong giai đoạn non nớt về ý thức bản thân. Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành nhiều loại cảm xúc khác nhau. Trẻ chưa giỏi thể hiện cảm xúc ra ngoài, thế nên nhiều cảm xúc được thay thế bằng việc mè nheo, khóc lóc.

Đây cũng chính là giai đoạn quan trọng để cha mẹ có thể tâm sự, thấu hiểu, tiến hành hướng dẫn cảm xúc và giáo dục trí tuệ cảm xúc cho con. Nếu cứ một mực ép con “không được khó”, điều này chẳng khác nào đang chặn cửa sổ cảm xúc của trẻ, khiến con không thể giải tỏa. Phương pháp này một khi phản tác dụng sẽ khiến con ngày càng nóng nảy. Vì thế, nếu rơi vào trường hợp này, hãy là những người cha mẹ thông thái, dỗ con bằng 3 phương pháp hiệu quả ở trên. 

Xem thêm: Cha mẹ làm 4 điều này trước khi ngủ: Trẻ tự lập, ăn ngủ đúng giờ, sống tình cảm hơn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận