Bỏ rơi cha dượng đang nằm viện, tôi nhận được bài học cả đời không thể nào quên
Tôi ở lại ăn cơm cùng cha dượng. Cứ ăn một miếng, nước mắt lại rơi lã chã. Tôi tự trách bản thân đã đối xử không tốt với ông trong khi ông xem tôi như con trai của mình.
Khi cha tôi qua được được 3 năm thì mẹ tôi lấy chồng mới. So với người cha đã quá cố của tôi thì cha dượng chẳng có gì đáng để so sánh. Thế nhưng, mẹ tôi là người phụ nữ đã ngoài 50 tuổi, chỉ cần nửa kia có nhân cách tốt, có người bầu bạn lúc về già.
Cha dượng được nhiều người khen ngợi là người tốt bụng, thật thà, chất phác. Mẹ kể với tôi, lần đầu tiên gặp mẹ, ông rất bối rối và có phần tự ti vì mọi thứ ông đang có đều không thể sánh được với bà. Bởi ông chỉ là một công nhân phổ thông nghỉ hưu, nhà chật hẹp, tiền lương hưu ít ỏi. Hơn nữa, ông còn phải giúp đỡ cậu con trai mới kết hôn hoàn cảnh khó khăn. Ông nói với mẹ tôi rằng, ông biết điều kiện của bà rất tốt, còn ông không có gì đáng để gửi tặng bà nhưng hãy cứ thử tìm hiểu xem sao. Rồi ông mời bà ở lại dùng bữa cơm đạm bạc.
Mẹ tôi không nỡ từ chối tấm lòng chân thành của ông. Vậy là bữa cơm hôm ấy, ông không để bà động tay vào việc gì, thoáng chốc đã làm xong đủ cả 4 món.
Dù là người phụ nữ khá thực tế nhưng sau bữa ăn ấm cúng, mẹ tôi cảm nhận được tình cảm chân thành của ông. Sau đó, mẹ có gặp thêm vài người đàn ông khác có điều kiện tốt hơn nhưng cuối cùng mẹ vẫn chọn cha dượng. Lý do dẫn đến quyết định của mẹ có phần ích kỷ. Mẹ cho rằng đã phục vụ và chăm sóc ba hơn nửa đời người rồi, lần này bà muốn một lần được người ta chăm sóc lại.
Vậy là mẹ tôi và cha dượng chính thức đến với nhau. Hôm đó, ông ấy, mẹ tôi, gia đình tôi và người con trai của ông cùng nhau ăn bữa cơm. Tôi đã sắp xếp bữa ăn đặc biệt trong một khách sạn 5 sao sang trọng để bày tỏ sự tôn trọng đối với ông, nhưng thật ra chẳng qua tôi muốn khẳng định đẳng cấp của bản thân.
Sau khi rời khỏi khách sạn, ông nhẹ nhàng nói với tôi:
- Từ nay đã là người một nhà, sau này bữa ăn gia đình cứ đến nhà bố nấu là được chứ đến nơi sang trọng như này quá đắt tiền mà bố không quen. Bố chẳng giúp được gì cho con nên không muốn con lãng phí tiền bạc.
Sự chân thành và giản dị của ông khiến tôi có phần cảm động. Từ ngày chung sống, ông đã chăm lo cho mẹ tôi rất tốt. Mỗi lần có dịp đến thăm mẹ, tôi đều thấy bà cười rất hạnh phúc.
Ông có tài nấu ăn khiến tôi ngưỡng mộ. Có lần, khi đang thưởng thức bữa ăn với mọi người, tôi nói với vợ:
- Lần sau khi chú Phúc làm cơm, em hãy ở bên cạnh mà học hỏi một chút.
Vợ thấy tôi nói vậy liền thay đổi sắc mặt. Ông vội vàng nói đỡ cho tôi:
- Chỉ là vài món bố quen nấu thôi mà. Các con đều là những người bận rộn công việc, tuyệt đối đừng có học theo ta. Nếu như muốn ăn, thì hãy đến đây bất cứ lúc nào cũng được. Ta cũng chỉ mong có thế.
Khi chúng tôi ra về, ông còn gói đồ ăn do chính ông làm, đưa cho tôi và nói:
- Con đừng có khen cơm bố nấu ngon nữa nhé. Nói thật lòng, hễ có người nói đến thì bố thấy ngại lắm. Một người đàn ông chỉ biết nấu ăn, còn lại thì không làm được trò trống gì.
Tôi kể lại cho vợ nghe những lời này của ông. Cô ấy nói:
- Người như ông ta, trời sinh là số phải phục vụ người ta. Trời sinh chính là bằng lòng cúi đầu đến sát mặt đất. Mẹ chúng ta có phúc khí, già rồi lại được làm Hoàng thái hậu.
Tôi cảm nhận rõ sự khinh thường của vợ tôi với cha dượng. Trong lòng tôi có chút khó chịu nhưng không biết phải nói gì.
Ngày tôi tổ chức giỗ cho cha tôi, cha dượng và mẹ đã đến. Ông vào bếp chuẩn bị mọi thứ tươm tất, nhưng đến lúc ăn cơm thì lại không thấy đâu, tìm khắp nơi đều không thấy, gọi điện thoại cũng không được. Khi khách đã về hết, ông mới quay lại, cẩn thận dọn dẹp đống bát đĩa. Mẹ tôi cảm thấy có phần tủi thân thay cho ông, nhưng cũng không biết nói gì. Chứng kiến cảnh tượng này, lòng tôi là những suy nghĩ phức tạp. Dần dần, tôi đã có thiện cảm với ông ấy nhiều hơn.
Cha dượng âm thầm làm rất nhiều chuyện cho chúng tôi: thay ống nước bị hư trong nhà, mỗi ngày đưa cháu đến nhà trẻ và rước cháu về nhà. Khi mẹ nằm viện ông ấy đã không ngủ không nghỉ mà chăm sóc bà, mãi đến sau khi xuất viện mới nói với chúng tôi…
Cho đến một ngày, cha dượng đổ bệnh. Trên đường ông ấy đưa con tôi đến nhà trẻ thì đột nhiên ngã xuống - bệnh tai biến mạch máu não. Tôi và con trai ông ấy, ban đầu đều rất tích cực điều trị cho ông, nhưng mà, ông không có chút dấu hiệu hồi phục nào.
Tôi biết ông rất ái ngại khi thấy mọi người phải chăm sóc cho mình. Từ ngày nhập viện, ông đã khóc rất nhiều.
Khi thấy mọi người chăm sóc cho mình, ông có phần ái ngại. Từ ngày nhập viện, ông thường xuyên cảm động rơi nước mắt. Có lần, ông đã dùng con dao cạo râu cố cắt cổ tay của mình. Sau 5 giờ đồng hồ cấp cứu ông mới từ cõi chết trở về.
Điều tôi không ngờ đến là sau lần ấy, người con trai ruột của ông lại bỏ rơi ông. Cậu ta chỉ đến thăm ông một lần rồi không thấy đâu nữa, gọi điện thì liên tục nói là phải đi công tác.
Càng bất ngờ hơn khi mẹ tôi nói rằng bà muốn chia tay với ông. Dù sao thì hai người chưa đăng ký, chỉ là sống cùng nhau.
Mẹ nói với tôi:
- Mẹ đã già rồi, không lo nổi cho ông ấy. Mẹ không giúp được gì cho con cả, nhưng cũng không thể mang một người cha tàn phế về, làm liên lụy con được.
Lo lắng mẹ nói những lời tàn nhẫn với ông nên tôi đã thay mẹ đến bệnh viện nói chuyện chia tay này. Ông xúc động, nước mắt tuôn trào nhưng vẫn gật đầu đồng ý. Tôi thuê một bảo mẫu, trả trước chi phí trong một năm. Sau đó, tôi đến nhà ông, thuê công nhân tu sửa lại một chút. Cố gắng trọn nhân trọn nghĩa…
Ngày ông ra viện, tôi bận việc nên bảo tài xế đến đón ông. Người tài xế sau khi trở về đã nói với tôi rằng:
- Chú Phúc nhờ tôi nói tiếng cảm ơn với anh, còn bảo rằng ngay cả con trai ruột của chú, cũng không làm được như vậy.
Ngày Tết đến, thiếu vắng ông, chúng tôi có phần hụt hẫng. Không còn cảnh tượng một người đàn ông vùi đầu trong bếp làm đủ các món ngon cho cả nhà thưởng thức. Ngồi ăn cơm tất niên trong khách sạn năm sao, nhưng lòng ai cũng thấy nguội ngắt. Con trai tôi bỗng khóc:
- Con muốn ăn món cá chép do ông nội làm.
Vợ tôi nháy mắt ra hiệu cho con trai đừng nói nữa, nhưng thằng bé lại càng dữ dội hơn:
- Tại sao mọi người không để ông nội về nhà đón Tết. Mọi người thật đúng là xấu xa mà!
Vợ tôi nổi nóng phát nhẹ cho con trai một cái vào mông. Tôi nhìn sang mẹ, thấy đôi mắt của bà đỏ hoe. Ngày 30 Tết ấy buồn biết mấy. Tôi nhớ năm ngoái, năm mà ông ấy vẫn còn ở nhà chúng tôi, một gia đình ấm cúng hạnh phúc, được xây dựng trong sự lặng lẽ của một người.
Sau đó, tôi lái xe đi đến chỗ của chú Phúc. Ông ấy bước những bước chân tập tễnh ra mở cửa cho tôi, nhìn thấy tôi, miệng thì nở nụ cười, nhưng mắt lại đẫm lệ.
Bước vào bên trong ngôi nhà lạnh lẽo của ông khiến tôi không thể ngăn được dòng nước mắt trên má. Tôi lấy điện thoại gọi cho con trai ruột của ông, mắng cho anh ta một trận.
Bảo mẫu đã về nhà đón Tết, trong tủ lạnh đã chuẩn bị sẵn đồ ăn đủ cho ông ấy dùng đến ngày 15. Trong lòng tôi cũng thầm trách mẹ, tại sao bà có thể nhẫn tâm với một người từng đối xử tốt với mình như vậy.
Tôi ở lại ăn bữa cơm cùng ông. Cứ ăn một miếng, nước mắt lại rơi lã chã. Tôi là kiểu người gì đây? Tại sao tôi có thể đối xử với một người đàn ông đang bệnh tật như vậy. Trong khi ông lại xem tôi như con trai của mình.
Sau khi ăn xong, tôi quyết định cõng ông ấy trên lưng rồi đi ra ngoài.
Ông giãy giụa, hỏi tôi:
- Con làm vậy là sao?
- Con đưa chú về nhà.
Vậy là tôi đưa ông về nhà mình. Con trai tôi khi vừa nhìn thấy ông vội reo mừng, ôm và hôn ông. Nó luôn miệng đòi ăn các món như cá chép, mỳ bò mà ông từng nấu cho nó.
Vợ lôi tôi vào trong phòng, hỏi tôi:
- Anh điên rồi sao? Ngay đến cả con trai ông ta còn không lo cho ông ta, anh dẫn ông ta về nhà làm gì vậy?
Tôi không nổi nóng mà chỉ nhẹ nhàng nói với vợ:
- Con trai ông ấy làm chuyện không đúng, đó là chuyện của anh ta. Chúng ta không nên lấy đó làm cái cớ để bỏ rơi ông ấy. Anh không yêu cầu em phải xem ông ấy như bố chồng của mình, nhưng mà, nếu như em biết nghĩ cho anh, thì hãy xem ông ấy như người nhà. Trong lòng của anh, ông ấy chính là người nhà, chính là người thân, bỏ rơi ông ấy thì rất dễ dàng, nhưng không giấu được nỗi day dứt trong tâm. Anh muốn tâm mình được thanh thản một chút, chỉ đơn giản vậy thôi.
Mẹ tôi nắm chặt lấy tay tôi, xúc động nói:
- Con trai à, mẹ thật không ngờ con lại có tình có nghĩa như vậy.
Tôi nói với mẹ:
- Mẹ yên tâm. Cho dù sau này có một ngày, mẹ mà đi trước chú ấy, con cũng sẽ phụng dưỡng chú ấy đến cuối đời. Với thu nhập của con hiện giờ, nuôi chú ấy không phải chuyện khó. Thêm một người thân, thì có gì không tốt chứ?
Con trai tôi chạy đến bày tỏ nguyện vọng:
- Bố ơi, đừng có gửi ông nội về đâu nữa. Sau này, con sẽ chăm sóc ông ấy. Sau này bố già rồi, con cũng chăm sóc bố mà!
Tôi ôm con trai vào lòng, vỗ về:
- Ông nội mà, chính là để cho chúng ta yêu thương, sao lại gửi đi được nữa!
Tôi nhận ra bài học cả đời này không thể nào quên. Cũng may là chưa quá muộn để tôi làm một người tốt trong lòng của con trai.
Xem thêm: "Mẹ không thích ăn thịt gà": Lời nói dối giúp tôi vượt qua mọi thử thách cuộc đời
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận