Chính bạn quyết định tuổi thọ của mình: 4 điểm khác biệt giữa người trường thọ và người đoản thọ
Tuổi thọ của con người chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố trong đó có yếu tố cách sống. Có những điểm khác biệt giữa một người trường thọ và một người đoản thọ, hãy đọc và nhìn nhận lại chính bản thân mình bạn nhé!
Điều gì quyết định đến tuổi thọ của con người?
Chúng ta hay nhắc đến "tuổi thọ" của con người. Đây chính là bản chất của việc sống - chết. Người xưa có câu, trên đời này, ngoài việc sống chết là chuyện lớn ra, mọi thứ còn lại đều là việc nhỏ.
Nhiều người cho rằng, con người ta sống chết có số. Tuổi thọ của một người không do người đó quyết định mà là do ông trời. Quan niệm này tuy không sai nhưng có phần tiêu cực.
Theo quan điểm của Phật giáo, mỗi người sống trên đời đều có một thân phận, tuổi thọ khác nhau. Có người sống lâu và khỏe mạnh nhưng cũng có người luôn bị bệnh tật, tai nạn hoặc thậm chí chết yểu.
Sở dĩ có sự khác biệt về thọ mạng giữa người trường thọ và người đoản thọ là do hành nghiệp của họ trong quá khứ và ngay chính trong hiện tại khác nhau. Nếu người nào tạo nhiều nghiệp sát sinh, không có lòng từ thì người ấy bị ác báo sát sinh làm cho đoản mạng. Ngược lại, người nào sống trên đời không sát sinh, biết bảo vệ và tôn trọng sự sống, giàu lòng từ ái đối với mọi người, mọi loài thì người ấy được phước báo trường thọ.
Nhân quả về thọ mạng rất rõ ràng và minh bạch, không một đấng quyền năng hoặc siêu nhiên nào có quyền chi phối và quyết định sự sống con người. Chính con người tự quyết định lấy số phận của họ thông qua nghiệp lực do họ tạo ra.
Tuổi thọ của một người do nhiều yếu tố quyết định và chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa".
Thiên thời ở đây là ý thời, là số mệnh đã định sẵn nên con người không thể can thiệp vào được. Tuy nhiên, còn yếu tố "nhân hòa", ý nghĩa là chúng ta có thể thay đổi từ chính mình khiến cuộc sống tốt đẹp hơn.
4 điểm khác nhau giữa người trường thọ và người đoản thọ
Tâm thái
Sự khác biệt giữa người trường thọ và người đoản thọ chính là khác về tâm thái. Trong khi người trường thọ điềm tĩnh thì người đoản thọ luôn bất an.
Nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Quốc Vương Dương Minh cho rằng, bản chất của "tu thân" chính là "tu tâm". Mọi người thường cho rằng "tu tâm" là duy trì tâm thái tích cực.
Tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn đầy đủ. Tu tâm còn là sự hòa nhập giữa lòng người và vạn vật trong tự nhiên, thuận theo tự nhiên mà sống, không bị thế giới ngoài kia can thiệp. Nhờ sống hòa hợp nên đời sống tâm hồn của họ vô cùng thoải.
Người trường thọ sẽ không mưu cầu sống lâu. Họ chỉ đơn giản nghĩ rằng mỗi ngày trôi qua hãy sống trọn vẹn, thong thả, điểm tĩnh mà sống. Chính nhờ tâm lý thoải mái, vô tư nên họ trưởng thọ.
Có rất nhiều người, sống trong buồn phiền, sầu muộn, tức giận, nếu cứ đày đọa tinh thần bản thân như vậy thì làm sao có thể sống thọ?
Sống ở đời, giữ cho mình sự điềm đạm, thong dong, vô tư, thuận theo tự nhiên mà sống, ắt sẽ trường thọ.
Mưu cầu cuộc sống
Một điểm khác biệt giữa người đoản thọ và người trường thọ đó là mưu cầu lợi ích vật chất. Người trường thọ không toan tính thiệt hơn nhưng người đoản thọ thì tham lam
Người quá tham lam tài phú, cuối cùng chỉ có thể trở nên nghèo khổ. Bởi lẽ một người nếu quá tham lam, tự nhiên sẽ chẳng giữ lại được gì.
Người quá chấp niệm với trường thọ, nhất định không thể trường thọ. Bởi lẽ họ quá toan tính, và điều này thì đi ngược với tự nhiên.
Các hoàng đế ngày xưa có trong tay thứ quyền lực cao nhất, có tất cả, nhưng không ít người lại sớm ra đi chỉ vì "đan dược", vì "thuốc trường sinh bất lão", sở dĩ xảy ra hậu quả như vậy, đó là bởi vì họ quá chấp niệm với cái gọi là trường thọ.
Xã hội hiện đại, con người có điều kiện kinh tế để chăm sóc sức khỏe. Người ta uống đủ các loại thực phẩm chức năng khác nhau, cho rằng uống thực phẩm chức năng sẽ tránh được bách bệnh, sẽ sống lâu. Suy nghĩ như vậy là lệch lạc.
Phàm là con người sống ở đời, đừng quá chấp niệm hay toan tính với một điều gì đó. Nhiều khi, không cố tình làm một việc gì đó lại cho ra được kết quả mỹ mãn.
Tâm lượng
Người trường thọ xởi lởi rộng lượng với mọi người xung quanh, tức họ có tâm lượng rộng lớn. Người đoản thọ tính toán so đo, tâm lượng hẹp hòi, càng khó làm nên nghiệp lớn.
Lòng dạ con người như thế nào sẽ quyết định con đường người đó đi được bao xa. Trong "Tam quốc diễn nghĩa", Chu Du bụng dạ quá hẹp hòi, tính toán so đo ở rất nhiều chuyện, ông ra đi ở tuổi rất trẻ, hơn nữa ra đi còn là vì "tức mà chết", và người chọc tức ông chính là Gia Cát Lượng.
Còn Tư Mã Ý là kiểu tẩm ngẩm tầm ngầm, Gia Cát Lượng có khích bác tới đâu, thậm chí có ngầm mắng Tư Mã Ý là đàn bà đi chăng nữa thì Tư Mã Ý cũng chẳng thèm tức, chẳng thèm ra nghênh chiến, vẫn cứ ngoan cường tiếp tục kế "rùa rụt cổ" của mình, nào đâu có tức giận vì bị mắng chửi.
Khi bị chọc tức nhưng một người thì "tức mà chết", người còn lại chẳng thèm bực tức và sống rất lâu, để rồi thống nhất Tam Quốc, bá chủ thiên hạ. Đó cũng là sự khác biệt giữa người trường thọ và đoản thọ.
Người tâm lượng hẹp hòi, quá tính toán so đo với một chuyện vô cùng nhỏ nhặt, vậy sẽ rất dễ nảy sinh ra những cảm xúc tiêu cực. Sự tiêu cực diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, khiến cơ thể luôn trọng trạng thái mệt mỏi, yếu đuối, như thế làm sao mà sống thọ được.
Người tâm lượng to lớn, tính cách xởi lởi, không để bụng, luôn bao dung, không tranh cãi hơn thua, luôn vui vẻ, an nhiên tự tại, mới là người khỏe mạnh và sống lâu.
Sự đánh đổi
Người trường thọ tiến bộ dần dần, trong khi người đoản thọ thấu hao bản thân. Muốn sống tốt hơn, con người hãy sống như nước, để bản thân xuôi theo quỹ đạo của vận mệnh, không dễ để xảy ra những biến cố cuộc sống quá lớn, càng không tự mài mòn bản thân.
Khi dòng sông đổ ra biển lớn, nếu nó cứ từ từ thong thả mà chảy, nhất định sẽ không bao giờ cạn kiệt. Nhưng nếu nó chảy thật nhanh, vậy thì nó cũng sẽ bốc hơi rất nhanh chóng.
Làm người cũng như vậy, đừng lúc nào cũng nhanh chóng vội vàng muốn có được cái gì đó ngay lập tức mà đánh đổi bằng chính cơ thể, chính sức khỏe của bản thân.
Năng lượng là một thứ rất khó để bù đắp lại, nên chúng ta phải nhớ rằng, đừng để nó bị bòn rút cạn kiệt. Vậy nên, sống ở đời, cứ thong thả từ từ mà tới, không cầu "nhanh", chỉ mong "ổn", đó mới là đạo trường sinh.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận