Người Việt muốn hạnh phúc hãy bớt sĩ diện, bớt sống ảo

Theo quan điểm của nhà báo Trương Anh Ngọc, người Việt muốn có cuộc sống hạnh phúc bền lâu thì hãy bớt sĩ diện, bớt sống ảo và bớt hoang phí.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà báo Trương Anh Ngọc từng có khoảng thời gian khá dài sống và làm việc ở nước ngoài. Trước chủ đề "Tính hoang phí, sĩ diện của một bộ phận người Việt", anh đã chia sẻ quan điểm của bản thân.

Anh cho rằng, một số người Việt hiện nay có tư tưởng nhìn vẻ bề ngoài của người khác để cư xử.

Chẳng hạn, khi thấy người có vẻ ngoài sang trọng, đi xe đẹp, ăn mặc sành điệu thì có thái độ niềm nở, tôn trọng. Những người có vẻ bề ngoài giàu có, khi vào cửa hàng, nhân viên bán hàng săn đón nhiệt tình. Còn những người có bề ngoài không bóng bẩy, không ăn mặc lịch sự thường bị đánh giá là thấp kém và bị phân biệt đối xử.

Theo nhà báo, bề ngoài không bao giờ phản ánh đúng được bản chất của một con người. Chính vì vậy, việc nhìn bề ngoài để đánh giá năng lực, trình độ của một người là tư tưởng sai lầm.

Nhà báo Trương Anh Ngọc tự nhận bản thân là trường hợp điển hình của việc ăn mặc xuề xòa theo phong cách bụi bặm, mặc quần bò rách và để tóc dài. Nếu một người đánh giá qua bẻ về ngoài chắc chắn sẽ nghĩ: "Ôi ông này luộm thuộm thế? Chắc cũng vớ vẩn thôi".

Từ những trải nghiệm trong thực tế cuộc sống, một vài lần, anh đã nhận được thái độ kỳ thị bởi một số người có tư tưởng nhìn bề ngoài để cư xử.

Trong xã hội hiện đại coi trọng đồng tiền, giá trị hình thức thì quả thật hình dáng bên ngoài dễ gây ấn tượng ban đầu. Theo nhà báo, việc lấy hình thức để tạo ra giá trị bản thân không có gì là xấu. Thế nhưng, cái gì thái quá cũng bất cập. Khi theo đuổi những giá trị ảo quá mức, con người dễ đánh mất bản thân mình. Việc cổ súy cho lối sống ảo, coi trọng vật chất khiến những giá trị truyền thống tốt đẹp dần bị mai một.

Nhà báo chỉ ra thực tế trong xã hội hiện nay. Nhiều bạn trẻ bỏ ra số tiền lớn không phải do công sức mình làm ra để mua xe, mua đồ công nghệ... nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân trước mắt mà không cần biết tương lai ra sao. 

Thậm chí, có người vay mượn tiền, làm nhiều điều trái đạo đức để kiếm tiền không chính đáng nhằm thỏa mãn mưu cầu vật chất. Những hành động này của họ sớm muộn cũng bị bóc trần và phải trả giá.

nguoi-viet-muon-hanh-phuc-hay-bot-si-dien-bot-song-ao-1

Thói sống ảo, sĩ diện không chỉ là chuyện của giới trẻ mà cũng phổ biến ở các lứa tuổi khác. Với sự phát triển của mạng xã hội như Facebook, Instagram.., con người càng thích thể hiện hình ảnh của mình. Trên các trang cá nhân là những cuộc đua, khoe khoang… để thể hiện đẳng cấp.

Một bộ phận con người chạy theo những giá trị phù phiếm, họ thích nhận được những lời khen ngợi hơn là lắng nghe những lời phê phán, góp ý. Để rồi, khi cuộc sống không được như ý muốn, họ dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, bế tắc không lối thoát.

Theo nhận định của nhà báo Trương Anh Ngọc, những người không chạy theo những giá trị ảo, không bị ảnh hưởng bởi các xu hướng bên ngoài hoặc không khoe khoang, sĩ diện thường có cuộc sống thoải mái, vui vẻ hơn.

Anh đưa ra lời khuyên: "Thay vì khoe nhà, ô tô sang, thân hình đẹp hay thành tích… mọi người dành thời gian quan tâm đến giá trị sống, vun đắp tâm hồn như vợ chồng cùng con khám phá điều gì mới mẻ; tham gia các dự án từ thiện… Bớt sống ảo, bớt sĩ diện sẽ có hạnh phúc bền lâu”.

Bên cạnh lối sống ảo, sĩ diện, nhà báo nhận định, lối sống hoang phí cũng ăn sâu vào máu nhiều người Việt.

Anh cho rằng, có 3 trường hợp điển hình của việc sống hoang phí ở người Việt hiện nay:

Lãng phí thực phẩm: Đến nhà hàng gọi đồ ăn thừa mứa, ăn không hết đổ đi. Trong khi các nước văn minh, họ chỉ gọi đủ ăn và không bao giờ để thừa. Nếu ăn không hết, họ sẵn sàng mang về nhà.

Mua đồ không phù hợp nhu cầu sử dụng: Lương tháng chưa đến 10 triệu/tháng nhưng nhiều người sẵn sàng vay trả góp mua cái túi xịn. Nhiều người lại cố mua điện thoại đắt tiền, giá cả chục triệu đồng trong khi bản thân chỉ dùng chức năng nghe/gọi là chủ yếu…

Tụ tập ăn uống, nhậu nhẹt: Bất cứ dịp nào, người Việt cũng tụ tập ăn uống, như được tăng lương, sinh nhật, ngày kỷ niệm… Những bữa nhậu triền miên, quanh năm kéo theo sự tốn kém, lãng phí quá mức. Nhiều người thu nhập bình thường nhưng một tháng 30 ngày lê la quán bia, tụ tập hát hò…

nguoi-viet-muon-hanh-phuc-hay-bot-si-dien-bot-song-ao-2

Theo nhà báo, lối sống hoang phí ở một bộ phận người lớn sẽ gây ra hệ lụy đó là khiến con trẻ dễ học theo. Nếu không thay đổi, sẽ tác động xấu đến không chỉ một mà còn nhiều thế hệ kế tiếp.

Được biết, hiện con gái của nhà báo du học bên nước Anh. Gia đình anh thường dạy con, không nên so sánh mình với người khác. Anh cho rằng, khi đứa trẻ không có tư tưởng so sánh bản thân với người khác sẽ không bằng mọi giá để được như bạn, không chạy theo lối sống ảo.

Vợ chồng anh Trương Anh Ngọc đặc biệt chú trọng dạy con về việc chi tiêu. Anh kể, mỗi tháng anh chỉ gửi cho con một khoản tiền cho các việc thiết yếu. Con phải lập kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý. Nhu cầu thì nhiều nhưng cái gì cần mới mua.

"Vợ chồng tôi không bao giờ chu cấp cho con quá nhiều tiền. Nếu thường xuyên cho con một khoản tiền lớn, con sẽ không đánh giá đúng được giá trị đồng tiền bố mẹ làm ra.

Các bậc cha mẹ nên cung cấp cho con vừa đủ, không thừa và cũng không thiếu. Mỗi năm, cháu tự giành học bổng của trường để giảm bớt một phần chi phí cho bố mẹ", anh chia sẻ.

Nhà báo Trương Anh Ngọc cho biết thêm, từ nhỏ con gái anh đã được mẹ dạy cách quản lý chi tiêu. Với một số tiền cụ thể, phải chi làm sao để không bị thiếu mà vẫn thoải mái. Nhà báo cho rằng, đây là bài toán kinh tế vỡ lòng cho con thực sự hữu ích, gia đình nào cũng nên trang bị cho con mình.

Xem thêm: Chuyện chiếc ly vỡ: Bài học từ cụ già khiến chàng trai khắc cốt ghi tâm suốt đời

Đọc thêm

Một người có thể là một nhạc sĩ tài ba nhưng là một đầu bếp tệ hại. Quả thực, trên đời này, mỗi người đều có thế mạnh và điểm yếu riêng, không có ai là người vô dụng.

Thế gian này không có người vô dụng, chỉ là chúng ta không đặt họ đúng vị trí mà thôi
0 Bình luận

Chúng ta không thể tránh được những khó khăn trong cuộc sống. Khi bạn đối mặt với nghịch cảnh, đừng bỏ cuộc mà hãy bình tĩnh để tự cứu chính mình.

Câu chuyện con lừa già và bài học cuộc sống đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Mẹ nướng bánh mì bị cháy và hành động của người cha giúp con trai có bài học khắc cốt ghi tâm suốt đời.

Chiếc bánh mì cháy và bài học cha dạy con trai đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Cha xin lỗi vì ngày hôm qua, cha chỉ có thể ngồi đó mà nhìn con gái như ô sin trong nhà còn chồng con cứ như một ông hoàng.

Lời xin lỗi muộn màng của người cha vì đã 'dạy con gái làm ô sin cho chồng'
0 Bình luận


Bài mới

Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 giờ trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 9 giờ trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đề xuất