Lời nói dịu dàng của người phụ nữ chính là phép lạ giúp thay đổi hoàn toàn cuộc đời một cậu bé
Câu chuyện ngắn dưới đây kể về sự thay đổi ngoạn mục cuộc đời của một cậu bé. Đây là minh chứng cho sức mạnh của lời nói dịu dàng trong cuộc sống.

Jim là một cậu bé mồ côi. Nhiều năm về trước, khi đó cậu bé 12 tuổi, sống lang thang, không nhà cửa. Vì thế, cậu bé trở thành mục tiêu trêu chọc của người dân trong thị trấn này.
Mọi người xung quanh không ai đối xử tử tế với Jim. Những nghi ngờ của mọi vụ ăn cắp hay rắc rối đều có tên Jim đầu tiên. Cậu chỉ nhận được những lời nói cay độc, nghi ngờ. Chính vì thế, Jim luôn lẩn tránh những người xung quanh. Cậu càng lẩn tránh, người ta càng nghi ngờ cậu.
Chú chó Tige chính là tài sản duy nhất mà Jim có được. Nó cũng luôn khép nép và lẩn tránh mọi người như chủ nó. Jim không đối xử thô lỗ với Tige, nhưng cậu cũng luôn dùng thứ ngôn ngữ cay độc mà mọi người dùng với cậu. Vốn cậu đã quen với những ngôn ngữ đó, phần vì để trút đi mọi nỗi uất ức.
Một hôm, Jim thấy cô gái đang đi phía trước làm rơi một gói nhỏ. Cô cúi xuống nhặt thì một gói khác lại rơi khỏi tay. Jim chạy đến, nhặt hai cái gói lên đưa trả cô gái.
"Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt bụng", cô gái cười rạng rỡ và xoa đầu Jim.
Jim vô cùng ngạc nhiên bởi đó là những lời nói tử tế đầu tiên cậu nghe thấy trong suốt 12 năm. Jim nhìn theo cô gái cho đến khi cô đi khuất.

Jim huýt sáo gọi Tige, con chó ve vẩy đuôi chạy tới bên. Cả chủ và chó đi vào rừng…
Cậu ngồi xuống cạnh bờ suối, trong đầu vẫn vang lên câu nói: "Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt bụng". Jim cười một mình, rồi cậu gọi: "Đến đây Tige". Tige chạy lại ngay, Jim xoa đầu nó và nói: "Cảm ơn mày! Mày thật là tốt".
Tige rất phấn khích. Tai nó vểnh lên, mắt hướng về phía Jim chăm chú, đuôi vẫy lia lịa.
Jim thầm nghĩ: "Đến con chó cũng thích nghe lời nói dịu dàng, tử tế". Cậu lôi trong túi ra một mảnh gương vỡ. Cậu bé thấy một khuôn mặt lấm lem. Jim rửa mặt thật cẩn thận. Sau đó, Jim lại nhìn vào gương. Cậu bé ngạc nhiên. Lần đầu tiên, cậu nhìn lên cao thay vì chỉ cúi mặt như mọi khi. Một cảm giác, cũng là lần đầu tiên cậu cảm thấy: Cảm giác tự tin vào bản thân.
Chính từ khoảnh khắc đó mà cuộc đời Jim đã thay đổi hoàn toàn. Cậu quyết tâm sống sao cho xứng đáng với những lời nói tử tế.
Dừng lại một lát, vị tỷ phú tiếp tục nói: "Các bạn thân mến, tôi chính là cậu bé đó. Thị trấn nhỏ mà tôi vừa kể đến chính là thành phố này 40 năm về trước. Cái cây ở đằng kia mà quý vị có thể thấy, chính là nơi một người phụ nữ đã gieo hạt giống đầu tiên của lòng nhân hậu xuống cuộc đời tôi. Mong sao ai cũng có thể làm được như thế".
Hãy học cách "cho đi", rồi cuộc đời sẽ "trả lại" cho bạn nhiều hơn thế
Đọc thêm
Cổ nhân cho rằng, muốn làm nên sự nghiệp lớn thì trước hết phải học cách làm người. Nguyên tắc cơ bản trong giáo dục là "dạy làm người", rồi mới "dạy làm việc".
Hãy nhìn vào cả một quá trình để đánh giá con người hay sự việc, đừng vội vàng phán xét một ai, đó là thông điệp mà câu chuyện dưới đây gửi đến chúng ta.
Tôi đã khóc nấc khi đọc câu chuyện của anh - chàng phụ bếp với những hy sinh thầm lặng cho người vợ trẻ, đứa con thơ khiếm khuyết và cả chính cuộc đời mình.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.