Nghèo mà biết cho đi là giàu hơn tất cả, giàu mà không muốn cho đi thì thiếu thốn tận cùng
Cuộc trò chuyện giữa hai cha con về chủ đề tiền bạc được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội đã nhận được sự quan tâm của cư dân mạng.
Người càng nhiều tiền thì càng thành công?
Có một hôm, cậu con trai hỏi bố: "Bố ơi, có phải một người càng nhiều tiền thì càng thành công phải không?".
Người bố mỉm cười nói: "Điều này chưa chắc đã đúng".
Đứa con lại hỏi: "Vậy thì tại sao rất nhiều người lại hâm mộ những ai có tiền hả bố?".
Ông bố giảng giải cho cậu bé hiểu: "Con trai ạ. Một người vĩ đại không phụ thuộc vào việc anh ta có bao nhiêu tiền, mà là anh ta đã ảnh hưởng đến bao nhiêu người và đã đóng góp bao nhiêu cho nhân loại.
Một nhà thơ, sử dụng thơ ca để ảnh hưởng đến chúng ta, thì có thể nói rằng anh ta là một nhà thơ vĩ đại;
Một nhà văn sử dụng văn chương để ảnh hưởng đến chúng ta, thì có thể nói rằng anh ấy là một nhà văn vĩ đại;
Một doanh nhân tạo ra nhiều việc làm bằng chính khả năng của mình và sử dụng tài sản đó để làm từ thiện, chúng ta cũng có thể nói rằng anh ta là một doanh nhân vĩ đại".
Dường như câu trả lời của bố vẫn chưa thỏa đáng với cậu con trai. Cậu bé lại thắc mắc: "Nhưng con thấy có rất nhiều người đều yêu thích tiền?".
Ông bố nói: "Tất nhiên tiền tài thực sự có thể thỏa mãn tư tưởng ích kỷ của nhiều người. Nhân loại dù sao cũng là một quần thể, chúng ta không thể yêu cầu tất cả mọi người đều chí công vô tư.
Con người càng ham tiền thì càng ích kỷ, cho nên tiền tài thật sự không thể đo lường được một người, bất quá chúng ta chỉ có thể đánh giá được ai đó dựa trên ham muốn tiền bạc của chính họ".
Đâu mới là điều khiến con người khắc ghi mãi mãi?
Tại một trường Tiểu học, giáo viên đã hỏi học sinh của mình rằng tiền có phải là thứ quan trọng nhất hay không và câu trả lời của hầu hết học sinh là "Đúng ạ".
Giáo viên liền hỏi: "Vậy ai còn nhớ vị phú ông giàu có nhất 500 năm trước đây nào?". Các học sinh đều im lặng.
Giáo viên tiếp tục học: "Vậy các em có nhớ những người đã giúp đỡ mình hay không?". Lúc này, các học sinh tranh nhau nói: "bố", "mẹ", "dì hàng xóm" …
Giáo viên phân tích: "Tên tuổi của những người nhiều tiền rất nhanh chóng sẽ bị lãng quên. Nhưng những người đã giúp đỡ các em thì sẽ được ghi nhớ mãi mãi. Đây là thứ mà tiền bạc không gì so sánh được, đây mới là giá trị đích thực".
Đời người càng ít mưu cầu càng hạnh phúc
Có thể thấy, thành công không liên quan tới giàu nghèo hay địa vị cao thấp. Khổng Tử cả đời nghèo khó, chưa từng làm quan lớn, tuy nhiên, tư tưởng Nho gia của ông đã đặt nền móng cho văn hóa dân tộc Trung Hoa hàng nghìn năm và được các nho sĩ khắp thế giới kính trọng.
Beethoven để lại cho thế giới những danh khúc. Ít ai biết, ông sống cuộc đời nghèo khó, số phận long đong, đến cuối đời còn chưa lập gia đình, phải chịu sự hành hạ của nhiều căn bệnh.
Cổ nhân đã chỉ dạy: "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di". Con người dù giàu sang cũng không được làm những việc quá phận, không xa hoa quá độ, không mê mờ bởi sắc dục. Dù bản thân nghèo khó, nhưng cũng không mất đi chí khí, không vì năm đấu gạo mà khom lưng, không làm những chuyện bất nhân bất nghĩa.
Con người thường cố gắng làm việc, kiếm tiền cả đời nhưng đến gần cuối đời lại mong có được sự an nhàn, hưởng thụ. Tiền bạc, địa vị… vốn dĩ là những yếu tố vô cùng cần thiết đối với mỗi người. Nhưng, khi ta mất đi, những thứ ấy lại chẳng thể nào mang theo được. Chúng ta luôn vất vả, chạy ngược chạy xuôi lo toan, ganh đua, đấu đá để giành lấy những thứ ấy, nhưng rốt cuộc lại chẳng là gì.
Mọi thứ ở đời đều đã có an bài, hết thảy đều tùy duyên. Bản thân chúng ta dẫu có muốn cũng không thay đổi được gì nhiều. Con người càng ít mưu cầu càng hạnh phúc. Chỉ có thuận theo tự nhiên mới có thể đạt được sự bình thản trong tâm.
Xem thêm: Người Việt muốn hạnh phúc hãy bớt sĩ diện, bớt sống ảo
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận