Đoàn khảo cổ thoát chết thần kỳ tại sa mạc và bài học về lòng lương thiện
Sau này, khi trả lời phỏng vấn của báo chí, các thành viên của đoàn khảo cổ đều ngậm ngùi nói: "Lương thiện chính là thứ đã giúp chúng tôi thoát khỏi sa mạc".
Đoàn khảo cổ thoát chết thần kỳ tại sa mạc
Từ xa xưa, sa mạc Sahara được mệnh danh là vùng đất chết. Người ta nhắc nhở nhau rằng, hễ người nào tiến vào sa mạc này cũng không thoát được lời nguyền "có đi không có về".
Vào năm 1814, một đoàn khảo cổ có mặt tại sa mạc. Thời điểm này, bất cứ nơi nào ở đây cũng có thể nhìn thấy xương người.
Trưởng đoàn khảo cổ yêu cầu mọi người dừng lại, chọn nơi đất cao để đào hố chôn những bộ hài cốt này. Sau đó, họ sẽ dùng thân cây hoặc đá làm bia mộ đơn giản.
Xương người trong sa mạc quá nhiều nên việc chôn cất đã mất một khoảng thời gian quá lâu. Lúc này, các thành viên trong đoàn phàn nàn: "Chúng ta đến đây để nghiên cứu khảo cổ chứ đâu phải để thu dọn xương người".
Người trưởng đoàn kiên trì nói: "Mỗi bộ hài cốt đều từng là đồng nghiệp của chúng ta, mọi người làm sao có thể nhẫn tâm để họ phơi xương nơi hoang dã như thế này?".
Một tuần sau, đoàn khảo cổ phát hiện được rất nhiều di tích của người cổ đại đủ gây chấn động trên toàn thế giới. Nhưng lúc họ rời đi, bão cát đột nhiên nổi lên, mấy ngày liền không thể nhìn thấy Mặt trời. Tiếp đó, la bàn cũng mất tác dụng.
Đoàn khảo cổ hoàn toàn bị mất phương hướng, lương thực và nước uống cạn dần. Lúc này họ mới hiểu tại sao những đồng nghiệp kia không thể trở về.
Trước tình thế nguy nan, vị trưởng đoàn trấn an: "Đừng vội tuyệt vọng, mọi người có nhớ không. khi đến đây chúng ta đã để lại dấu hiệu dọc đường!".
Và thế là họ men theo những bia mộ đã lập khi chôn hài cốt, cuối cùng tìm được đường ra khỏi vùng đất chết.
Sau này, khi trả lời phỏng vấn của báo chí, các thành viên của đoàn khảo cổ đều ngậm ngùi nói: "Lương thiện chính là thứ đã giúp chúng tôi thoát khỏi sa mạc!".
Bài học về lòng lương thiện đáng suy ngẫm
Giữa sa mạc mênh mông rộng lớn, chính lòng lương thiện đã thôi thúc các thành viên trong đoàn khảo cổ làm một việc nhân văn ý nghĩa. Ít ai ngờ, chính hành động đẹp đó đã giúp cả đoàn thoát chết ngoạn mục và tìm được đường về.
Trong kiếp nhân sinh này, lương thiện chính là kim chỉ nam của mỗi người. Nhờ có lòng lương thiện mà mỗi chúng ta thấy rõ được nội tâm của mình, không bị lầm đường lạc lối.
Mỗi con người luôn tiềm ẩn tính thiện. Đây là loại phẩm tính mềm mại nhất nhưng cũng giàu sức mạnh nhất. Dù cuộc sống gian nan đến đâu, chúng ta cũng nên giữ vững tấm lòng lương thienẹ. Mặc kệ cô độc ra sao, cũng phải duy trì nhân cách cao thượng.
Sự thông minh có thể là bẩm sinh nhưng lương thiện phải qua rèn luyện và tu dưỡng mới có được. Một ngày nào đó, ta sẽ hiểu rằng, muốn có được tấm lòng lương thiện còn khó hơn sự thông minh.
Con người sinh ra và tồn tại ở đời, ai cũng có những khó khăn và thử thách riêng. Mong rằng, mỗi chúng ta hãy dùng sự tử tế và hòa nhã mà đối đáp với người khác để rồi ai cũng sẽ nhận được ấm áp tình người.
Xem thêm: Dựa vào lời nói và hành động có thể nhìn thấu đức hạnh của con người
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận