Người có phúc báo thì phú quý tự tìm đến, làm gì cũng kiếm được tiền
Nhiều người cho rằng, tiền là lợi nhuận do mình kiếm được. Họ đâu biết rằng, trong đó có ba phần là do cố gắng, bảy phần còn lại là từ phúc báo mà đến.

Cuộc đời con người cũng giống như kinh doanh, cho đi không nhất định sẽ được nhận lại ngay. Có người vì tiền bạc mà tính toán so đo với người khác, bất chấp mọi thủ đoạn để có được; có người vì danh lợi mà đánh mất lương tâm chính mình.
Đồng tiền dễ làm con người u mê, đầu óc vì thế cũng trở nên đen tối. Biết bao người vì nó mà mất đi người thân, bao nhiêu người vì nó mà mất cả tính mạng. Đối xử với đồng tiền ra sao để có thể tích phúc báo, đây là điều không phải ai cũng biết.
Sự khổ cực khiến con người mưu cầu một cuộc sống tốt hơn. Vì thế, họ bắt đầu buôn bán kinh doanh, thấy làm ăn cũng rất thuận lợi. Nhưng suy cho cùng, kinh doanh chính là phục vụ người khác. Nếu có thể đặt lợi ích của người khác lên trên, phục vụ thật tốt thì chính là đang tạo phúc báo cho mình.
Cổ nhân có câu: "Có đức mặc sức mà ăn". Người chịu tu dưỡng, phúc báo sẽ nhiều, tiền tự nhiên sẽ tìm đến.
Tiền bạc tốt nhất đừng tới quá nhanh, quá nhiều, cũng đừng quá dễ dàng. Bởi nếu mọi thứ dễ dàng và nhanh chóng có được sẽ khiến con người ngạo mạn, tiêu tiền xa xỉ. Khi đó, họ lãng phí phúc báo, để rồi lúc muốn kiếm tiền lại cũng sẽ rất khó khăn.
Nhiều người cho rằng, tiền là lợi nhuận do mình kiếm được. Họ đâu biết rằng, trong đó có ba phần cố gắng, còn bảy phần là nhờ phúc báo mà có được.

Người có phúc báo thì làm gì cũng có thể kiếm ra tiền
Trong cuộc sống, bạn sẽ thấy, có một số người, dù cho rất cố gắng làm việc nhưng cũng không dư ra được bao nhiêu tiền. Đây chính là do phúc báo của họ không đủ.
Người xưa cho rằng: "Tiền tám chân, người hai chân". Tiền có thể theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc mà đi, cho nên là tám chân. Con người muốn theo đuổi tiền sẽ rất khó khăn, tuy nhiên, người có phúc báo thì tiền sẽ tự tìm đến.
Đời này dù giàu có hay nghèo khó cũng không nên lãng phí. Những gì bạn đã sử dụng sẽ đều làm tiêu hao phúc báo của bạn. Cho nên dù là dùng điện, dùng nước, ăn lương thực, cũng đều phải đặc biệt quý trọng. Người có điều kiện kinh tế lại dễ bỏ qua những điều này. Sự lãng phí phổ biến nhất đó chính là lương thực, nước, làm tổn hại phúc báo rất nhiều.
Có câu nói rằng: "Một lượng vàng bốn lượng phúc". Bạn muốn dùng một trăm vạn tiền, vậy cần phải có bốn trăm vạn phúc báo để đổi lại.
Khi chạy theo đồng tiền, con người dễ bị lạc mất, cảm thấy chỉ cần dựa vào bản sự của mình là sẽ kiếm được. Điều đó chỉ khiến tăng thêm sự ngạo mạn, hơn nữa dễ dàng làm những việc tổn hại phúc báo.
Chúng ta ai cũng mưu cầu bản thân đạt đến đỉnh cao nhất, viên mãn nhất. Giống như một thân cây, chậm rãi lớn lên, diện mạo của nó so với hạt giống ban đầu càng ngày càng cách xa, cuối cùng rồi cũng phải trở về, trả lại cho bùn đất.
Con người sống khổ cực, ai cũng muốn theo đuổi một cuộc sống tốt hơn, nhưng lại không biết một điều: Bất kể hoàn cảnh nào cũng đều tốt cho tu luyện tâm tính, cũng đều có thể sử dụng để làm thức tỉnh con người.

Mọi thứ quá thuận lợi dễ sinh ra tâm kiêu ngạo
Có những người bước chân vào con đường kinh doanh buôn bán liền nóng vội muốn sớm đạt lợi nhuận cao. Thế nhưng, tiền đến quá nhanh, đồng tiền không chính đáng, sẽ dễ sinh ra tâm kiêu ngạo, làm tổn hại phúc báo.
Chẳng hạn, có người bỗng chốc phát tài, nhưng ngay sau đó lại gặp rủi ro. Nguyên nhân chính là anh ta đã làm tổn hại phúc báo của bản thân.
Con người sống ở đời, muốn được vui vẻ, bình an thì hãy buông tâm tham lam, buông lợi ích trước mắt. Cứ sống khỏe mạnh, hạnh phúc, cứ đơn giản, cống hiến cho đời, phúc báo sẽ tự có, tiền sẽ tự tìm đến.
Hãy coi vạn sự tùy duyên, thuận theo tự nhiên mà sống. Loại bỏ đi hết thảy những thứ không tốt trong tâm, cũng chính là cách giúp bạn tích phúc báo.
Người có phúc báo được ví như biển cả. Biển sẽ không vì một con sông dơ bẩn mà bị bẩn theo, trái lại có thể chuyển nó thành trong sạch, lại khiến cho chính mình lớn mạnh hơn.
Xem thêm: Khắc cốt ghi tâm 2 quy tắc đối nhân xử thế này, phúc báo sẽ tự nhiên đến
Đọc thêm
Thế gian này vốn không có gì là hoàn mỹ, không ai là hoàn hảo. Con người nếu bỏ cả cuộc đời để tìm kiếm những điều như thế thì thật là uống phí một kiếp người.
Chúng ta mong muốn bản thân sẽ đạt được thành công nhưng không phải ai cũng kiên trì nỗ lực cho mục tiêu đó. Hãy cùng đọc câu chuyện ý nghĩa dưới đây và chiêm nghiệm bạn nhé.
Dù cuộc sống ngọt bùi hay cay đắng thì cũng có giá trị riêng của nó. Nếu bạn sẵn sàng cho đi, phúc báo càng nhiều, lòng đầy cảm ân, đường càng thuận lợi, vui thích giúp đỡ, quý nhân càng gần.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.