Cổ nhân dạy: Khi thuận lợi đối đãi tốt với người, gặp nghịch cảnh đối xử tốt với chính mình

Muốn thành công hãy ghi nhớ lời dạy của cổ nhân, khi thuận lợi đừng kiêu ngạo khoe khoang, cũng đừng coi thường người khác; khi gặp khó khăn hãy biết tôn trọng bản thân và coi đó là cơ hội để hoàn thiện chính mình.

Loan Nguyễn
22:57 04/08/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cuộc đời mỗi con người có những giai đoạn khác nhau phải trải qua. Có thể ví cuộc đời giống như biển lớn, không phải lúc nào cũng sóng yên biển lặng, sẽ có mưa to gió bão. Đời người người, họa phúc luôn song hành, có thuận lợi cũng sẽ có nghịch cảnh.

Nguyên tắc giúp sống tốt ở đời theo lời dạy của cổ nhân chính là khi thuận buồm xuôi gió đối đãi tốt với người khác, khi gặp nghịch cảnh đối xử tốt với chính mình.

Khi thuận lợi không kiêu ngạo khoe khoang 

Con người khi có cuộc sống thuận lợi đừng quên đối xử tốt với người khác. Tử tế với người không hẳn là phải làm một điều gì đó to lớn, chỉ đơn giản bạn không ngông cuồng, không kiêu ngạo, không khoe mẽ, không tỏ vẻ ra đây cũng là cách đối xử tốt với người khác.

Chẳng ai cấm bạn chia sẻ niềm vui của bản thân nhưng hãy khôn ngoan lựa chọn thời điểm hợp lý. Đừng vì sự vui vẻ của bản thân mà khoe khoang không đúng lúc khiến người khác đau lòng.

Khi bạn thuân lợi trong kinh doanh nhưng bạn bè của bạn gặp khó khăn. Nếu bạn cứ khoe khoang dạo này kiếm bộn tiền thì chẳng khác nào đang sát muối vào người ta.

co-nhan-day-cach-doi-nhan-xu-the-khi-thuan-loi-va-khi-kho-khan-1

Ở đời không thiếu những người khi có thành tựu nào đó thì tranh thủ khoe mẽ mọi lúc mọi nơi, tỏ vẻ mình có địa vị hơn người, nhằm đạt được sự tự hào trong tâm lý. Họ thực sự không hiểu rằng, người càng khoe khoang điều gì thì nội tâm càng đang thiếu đi cái đó. Người biết khiêm tốn mới là người tự tin vào bản thân mình. Cổ nhân dạy, dù may mắn gặp thuận lợi trong mọi việc cũng đừng để tạo ấn tượng trong mắt người khác bởi hai chữ ngạo mạn.

Khi thuận lợi không xúc phạm người khác

Gia Cát Lượng đã để lại cho đời nhiều bài học quý giá, trong đó có câu nói: "Vật dĩ thân quý nhi tiện nhân", hàm chứa ý nghĩa đừng vì quyền cao chức trọng mà coi thường người khác. Bởi đạo lý ở đời, ngày hôm nay bạn cậy quyền mà cao ngạo với người khác, một ngày nào đó sẽ có người cậy quyền ức hiếp bạn.

Qua cách đối đãi với người khác có thể thấu rõ được đạo đức và nhân phẩm của một người. Đạo đức của một người cao hay thấp không được quyết định bởi thái độ của họ đối với cấp trên, người có chức sắc hay bạn bè mà bởi việc người đó có đối xử khiêm tốn với người khác, có tôn trọng người ở vị trí thấp hơn mình hay không.

Người có đạo đức sẽ không bao giờ cậy quyền thế mà ức hiếp người khác. Họ không cần dẫm đạp lên người khác chỉ để nâng cao vị thế của mình.

Cổ nhân có câu: Gặp người nghèo khó ra vẻ huênh hoang chính là kẻ hèn mọn, rẻ tiền. Người làm nên sự nghiệp lớn hiểu rằng, tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình. Họ sẽ không bao giờ đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.

co-nhan-day-cach-doi-nhan-xu-the-khi-thuan-loi-va-khi-kho-khan-2

Gặp nghịch cảnh biết tôn trọng bản thân

Lúc trên người phải coi người khác là người, khi dưới người hãy coi mình là người - đạo lý này được cổ nhân chỉ dạy rất ý nghĩa trong đối nhân xử thế hằng ngày. Con người muốn vượt qua khó khăn, thay đổi tình thế thì chớ nên xem thường bản thân mình.

Tự trọng chính là điều tốt cơ bản nhất mà bạn dành cho chính mình. Trong giao tiếp xã hội, có ba loại thái độ cơ bản là nhìn xuống, nhìn lên và nhìn ngang. Kẻ nhìn xuống là kẻ ngông, cao cao tại thượng, khinh người; kẻ nhìn lên là kẻ yếu, sợ hãi, tôn thờ người khác, xem thường chính bản thân; kẻ nhìn ngang là bản lĩnh, không tự tin không ngông cuồng, tôn trọng đối phương, cũng là tôn trọng chính mình.

Khi bạn biết tôn trọng chính bản thân mình thì trước kẻ mạnh bạn mới ung dung tự tại, không hề tự ti.

Điều quan trọng nhất khi sống ở đời là phải biết yêu lấy chính mình, có như vậy mới được người khác yêu mến. Khi bạn tôn trọng bản thân thì người khác mới có thể tôn trọng bạn. Nếu không tôn trọng bản thân, bạn sẽ chẳng thể nào tôn trọng người khác.

co-nhan-day-cach-doi-nhan-xu-the-khi-thuan-loi-va-khi-kho-khan-3

Gặp nghịch cảnh tự hoàn thiện chính mình

Con người không tránh khỏi những khó khăn, vấp ngã trên con đường đi đến thành công. Chính những khó khăn đã trải qua quyết định đỉnh cao mà anh ta có thể đạt đến.

Khó khăn không hẳn là không tốt, bởi trong khoảng thời gian đó sẽ giúp tăng giá trị của bản thân. Gặp khó khăn, ta có thêm kinh nghiệm để trưởng thành. 

Quả thực, mỗi người một hoàn cảnh, khi đang tu luyện phải chấp nhận sự cô đơn, thành danh rồi thì làm lợi cho thiên hạ.

Không có nghịch cảnh nào là kéo dài mãi mãi, chỉ có con người sớm buông xuôi, tuyệt vọng khi gặp khó khăn. Một người có thể bị đánh bại bởi khó khăn, nhưng có người lại coi đó là cơ hội để thành tài.

Gặp nghịch cảnh, phải có tinh thần tự hoàn thiện và rèn luyện bản thân, biến nghịch cảnh thành động lực, chứ không phải là suy sụp, thất vọng giữa khó khăn.

Dù thử thách lớn lao đến đâu, những người bản lĩnh đều vẫn có thể rõ ràng được mục tiêu của mình, và không ngừng phấn đấu. Người biết vượt qua nghịch cảnh, ắt nhìn thấy ánh sáng nơi cuối con đường.

Xem thêm: Đường dài mới biết ngựa hay, ở lâu mới hiểu thẳng ngay lòng người

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận