Muốn không bị chỉ trích thì đừng làm gì: Nghệ thuật kiểm soát cảm xúc khi bị sếp phê bình

Cùng bị sếp phê bình nhưng đồng nghiệp của bạn thì vui vẻ chấp nhận và sửa sai còn bạn thì phản ứng nổi giận bực tức. Hãy áp dụng các mẹo giúp kiểm soát cảm xúc khi nhận lời chỉ trích dưới đây để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn chốn công sở.

Loan Nguyễn
14:41 16/07/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cá nhân hóa mọi chuyện khiến cuộc sống tiêu cực

Con người sẽ không tránh khỏi những thời điểm trong cuộc sống phản ứng với mọi chuyện theo cảm xúc cá nhân. Đôi khi chỉ là ánh mắt nhìn của người khác, một nhận xét tiêu cực đều có thể bị quy kết là cố tình, khiến mọi việc đi xa hơn so với bản chất của chúng. Nếu bạn tránh được việc cá nhân hóa mọi thứ, nhất là trong công việc, sẽ giúp bạn tránh được căng thẳng, buồn bã và tự ti.

Việc bạn mang cảm xúc của bản thân để phán xét điều gì đó chỉ khiến cuộc sống tiêu cực hơn, khiến bạn thêm bi quan, chán nản. Nếu nhận thấy bản thân hoặc ai đó hay cá nhân hóa mọi chuyện, hãy bình tĩnh rèn luyện và thay đổi, bởi bạn sẽ cần thời gian chứ không thể từ bỏ thói xấu này ngay được.

Khi bạn ghét ai đó vì những nhận xét và thái độ của họ, hãy tự hỏi bản thân mình nguyên nhân vì đâu, để tìm cách cư xử hợp lý. Nếu nhận thấy bản thân nhạy cảm với các lời phê bình của người khác, hãy tìm cách để bớt quan tâm những gì mọi người nghĩ, hãy là chính mình.

Bạn nên hiểu rằng, mỗi người một cá tính, một quan điểm khác nhau, dù cố gắng đến đâu, bạn cũng không thể làm hài lòng tất cả. Việc xác định nguyên nhân thực sự của lời chỉ trích giúp bạn hiểu rõ và bắt tay vào xử lý cảm giác khó chịu của bản thân. Bạn sẽ có lựa chọn, hoặc thay đổi được và hành động, hoặc học cách chấp nhận. Với lời chỉ trích khiến bạn cảm thấy không vui, hãy cố gắng giảm thiểu điều đó trong cuộc sống.

chi-trich-la-dieu-tat-yeu-chung-ta-phai-biet-cach-kiem-soat-1

Cách kiểm soát cảm xúc khi bị sếp phê bình

Dưới đây là cách giúp bạn làm chủ nghệ thuật giao tiếp, kiểm soát được bản thân mỗi khi bị người khác phê bình.

Chỉ trích là cần thiết cho sự phát triển

Aristotle từng nói: "Chỉ có một cách để tránh bị chỉ trích: không làm gì, không nói gì, và không là gì cả".

Con người không ai là hoàn hảo, do đó chúng ta không thể nào tránh khỏi việc mắc lỗi trong công việc. Lời chỉ trích là cần thiết để tạo động lực cho sự phát triển, giúp mỗi người nhìn nhận lại bản thân để thay đổi. Ngay cả những lời chỉ trích không mang tính góp ý thì chúng ta vẫn có những bài học hữu ích từ chúng.

Thế nhưng, việc chấp nhận sự thật luôn khó khăn hơn là đổ lỗi cho người khác, nên nhiều người mới không dám thừa nhận lỗi lầm của bản thân. Lời khuyên dành cho bạn, thay vì đổ lỗi cho người khác, quay sang trách móc người chỉ trích hoặc cảm thấy tự ti thì hãy bình tĩnh lắng nghe và tự rút ra bài học cho bản thân. Sau đó, hãy lên kế hoạch cụ thể để cải thiện bản thân, tránh lặp lại sai lầm.

Đặt mình vào vị trí người khác

Trong cuộc sống, không tránh được những lúc bạn nói hoặc làm điều gì đó gây tổn thương cho người khác. Chỉ vì chính bạn trải qua một ngày tồi tệ khiến bạn vô tình có hành xử không tốt. Vì thế, hãy hiểu rằng, người khác cũng có thể trải qua cảm giác tương tự như bạn.

chi-trich-la-dieu-tat-yeu-chung-ta-phai-biet-cach-kiem-soat-2

Con người dễ bị cảm xúc lấn át lý trí, khiến họ khó kiểm soát phản ứng của bản thân. Dù rằng lời chỉ trích có nhiều kiểu, với tính chất khác nhau, nhưng chỉ cần bạn hiểu rằng, hành động và lời nói của người khác phản ánh người đó chứ không phải đối tượng được nói đến, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Có thể, chúng ta xuất hiện đúng thời điểm người đó nổi giận, nếu không phải chúng ta mà là người khác, thì họ vẫn sẽ chỉ trích mà thôi.

Hít thở sâu

Trong công việc, sẽ có những tình huống căng thẳng bạn không lường trước được khiến bạn cảm thấy khó chịu. Những người nói hoặc làm ảnh hưởng đến công việc của bạn gây nên cảm xúc tiêu cực, nói ra những lời không nên nói, phá vỡ các mối quan hệ, là rào cản của các cơ hội.

Trước những lời chỉ trích của người khác, bạn hãy dành thời gian hít thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Việc hít thở sâu nếu lặp lại nhiều lần sẽ giúp chúng ta giảm căng thẳng và lo lắng. Khi vượt qua cơn nóng giận, đủ bình tĩnh, mọi hành động của chúng ta sẽ khôn ngoan hơn.

chi-trich-la-dieu-tat-yeu-chung-ta-phai-biet-cach-kiem-soat-3

Hiểu rõ bản thân

Sẽ có những chuyện khiến bạn nhạy cảm hơn so với các chuyện khác. Tốt nhất bạn hãy dành thời gian để nhìn nhận lại chính mình, xem những đề tài hoặc vấn đề nào khiến bạn bị khó chịu. Từ đó bạn sẽ có cách hạn chế việc các cảm giác tiêu cực xâm chiếm.

Chẳng hạn, nếu bạn không thích bị chỉ trích khi mình đang thực hiện kế hoạch, vậy thì đừng chia sẻ cho đến khi nào kế hoạch được hoàn thành. Nhờ đó, bạn sẽ tránh được cơ hội người khác nhận xét. Tuy điều này nghe có thể hơi tiêu cực nhưng ít ra sẽ giúp bạn không rơi vào cái bẫy cảm xúc của chính mình.

Làm rõ mọi chuyện

Để giải quyết vấn đề một cách triệt để hãy tìm hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của sự chỉ trích. Nếu chúng ta dùng quan điểm cá nhân để phán đoán về ý định của người khác thì dễ dẫn đến sai lầm. Thay vì khó chịu, lo lắng vì nghĩ người kia đang tức giận với mình, thì chúng ta có thể hỏi thẳng để làm rõ.

Việc mang nỗi ấm ức trong người chẳng giúp ích được gì cho việc giải quyết vấn đề, chỉ làm lãng phí thời gian. Hãy hỏi đối phương nguyên nhân của lời chỉ trích để có thể tìm hướng xử lý. Dù thế nào, cũng hãy dừng việc lãng phí thời gian vào những cảm xúc tiêu cực để tập trung vào hoàn thiện bản thân. Đồng thời, tìm giải pháp để giao tiếp hiệu quả hơn trong môi trường công sở.

Xem thêm: Người thông minh không bao giờ thích xã giao: Ít bạn Facebook, lười đi nhậu, thích làm việc một mình

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận