Để thành công IQ chỉ 20%, EQ tận 80%: Nhiều cha mẹ vẫn bỏ qua dấu hiệu trẻ có "EQ thấp"

Một người để tiến tới thành công chỉ cần 20% chỉ số IQ, trong khi đó EQ chiếm tới 80%. Hãy xem con bạn có những dấu hiệu của đứa trẻ EQ thấp dưới đây không để kịp thời điều chỉnh cách dạy con.

Loan Nguyễn
13:19 21/06/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

EQ là gì?

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là thuật ngữ nói về chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân. EQ mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của mỗi người, của người khác và của các nhóm cảm xúc khác nhau.

Tiến sĩ tâm lý học Gorman của Đại học Harvard nhận định: 80% thành công của một người là trí tuệ cảm xúc (EQ) và 20% còn lại là IQ. Chính vì vậy, yếu tố quyết định phần lớn thành tích của con người không phải tài năng thiên bẩm mà là trí tuệ cảm xúc.

Tiến sĩ Gorman đã chỉ ra rằng: "Trí tuệ cảm xúc bao gồm năm khía cạnh: khả năng nhận biết cảm xúc của chính mình, khả năng quản lý cảm xúc của chính mình, khả năng chịu đựng sự thất bại, khả năng hiểu được cảm xúc của người khác và khả năng quản lý các mối quan hệ giữa các cá nhân".

6 biểu hiện cho thấy trẻ có EQ thấp

Các chuyên gia về nuôi dạy con cái đã chỉ ra 6 biểu hiện của EQ thấp ở trẻ em, cha mẹ không nên bỏ qua:

- Mất bình tĩnh khi không hài lòng.

- Chỉ quan tâm đến cảm xúc cá nhân.

- Thích phàn nàn, thích đổ lỗi cho người khác.

- Không chịu được sự chỉ trích, la mắng, phê bình và luôn có suy nghĩ tiêu cực.

- Thích chọc vào điểm yếu của người khác.

- Ngịch ngợm, không nghe lời.

cach-day-con-de-co-nhung-dua-tre-eq-cao-lon-len-thanh-cong-1

Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp thường thiếu tự chủ và dễ gặp vấn đề trong việc quan sát trật tự xã hội và giao tiếp giữa các cá nhân.

Trẻ em có EQ thấp sau này khó thành công

EQ thấp khiến trẻ khó hòa đồng với mọi người và thế giới xung quanh, khó chấp nhận bản thân. Điều đó khiến đứa trẻ sau này lớn lên khó có triển vọng trong tương lai. 

Trí tuệ cảm xúc thấp cũng mang lại nhiều rắc rối cho sự phát triển của trẻ. Thậm chí, nó trở thành một tổn thương không thể chữa lành khi trẻ lớn lên.

EQ thấp như một vật cản đối với cuộc sống của mỗi con người. Người có EQ thấp dễ làm tổn thương người khác, còn hủy hoại cuộc sống của chính mình.

Cách dạy con để tạo nên những đứa trẻ có EQ cao

Trẻ em có EQ cao dễ chấp nhận bản thân, biết tôn trọng người khác và sống hòa đồng với xã hội. Nhờ thế, khi trưởng thành, cánh cửa thành công dễ mở rộng với trẻ. Cho nên, trong cách dạy con cha mẹ nhất định phải lưu ý đến chỉ số EQ của trẻ.

Không ai khác, chính cha mẹ là huấn luyện viên trí tuệ cảm xúc tốt nhất cho con. Nếu nhận thấy con mình có những biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thấp, cha mẹ hãy kịp thời điều chỉnh phương pháp giáo dục con. Trong hành trình này, để đạt kết quả thì chính cha mẹ cũng phải trau dồi trí tuệ cảm xúc của mình.

Trẻ còn nhỏ nên hành vi chưa được định hình hoàn toàn, chỉ cần bố mẹ có phương pháp dạy con, kiên nhẫn giáo dục và hướng dẫn cẩn thận, trí thông minh cảm xúc của trẻ có thể ngày càng cao.

cach-day-con-de-co-nhung-dua-tre-eq-cao-lon-len-thanh-cong-2

Dưới đây là những điều cha mẹ nên dạy con để tạo nên những đứa trẻ có EQ cao:

Sự lạc quan 

Lạc quan là dấu hiệu của EQ cao mà bố mẹ cần rèn luyện cho trẻ. Nhờ sự lạc quan, trẻ sẽ có thể đối mặt với các vấn đề một cách chủ động, ít bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, biết tự động viên bản thân và không thất vọng, gục ngã trước khó khăn trong cuộc sống.

Chuyên gia EQ Zhang Yijun đã đưa ra lời khuyên để nuôi dưỡng sự lạc quan của trẻ: "Để nuôi dưỡng sự lạc quan cho trẻ cần phối hợp óc hài hước và trí tưởng tượng trong quá trình kỷ luật".

Trong giáo dục trẻ, luôn cần sự hài hước và tạo cho trẻ sự tưởng tượng về mọi thứ xung quanh. Cha mẹ hãy vận dụng những ngôn ngữ sáng tạo giúp trẻ yêu thích và tự giác làm các việc. Chẳng hạn, muốn trẻ cất gọn đồ chơi, thay vì bắt con làm theo lời bạn, hãy dùng các câu nói như: "Nào, hãy cho các con vật về với khu vườn của nó thôi", "Chúng ta hãy cùng xếp những chiếc ô tô vào bãi đỗ xe nào con"...

Kiểm soát cảm xúc

Tiến sĩ John Gottman - một học giả người Mỹ - đã chỉ ra ba kiểu ứng xử của cha mẹ không có lợi cho việc nuôi dưỡng EQ của trẻ.

Kiểu đầu tiên, đó là cha mẹ bỏ qua những cảm xúc tiêu cực của con và nghĩ rằng không đáng để bận tâm.

Kiểu thứ hai, khi thấy trẻ có cảm xúc tiêu cực, cha mẹ thể hiện sự không hài lòng. Thậm chí, họ cho rằng như thế là trẻ không ngoan, không nghe lời nên la mắng hoặc trừng phạt trẻ.

Kiểu thứ ba, đối diện với những cảm xúc tiêu cực của trẻ, cha mẹ chấp nhận nhưng lại không dạy trẻ cách kiểm soát chúng.

cach-day-con-de-co-nhung-dua-tre-eq-cao-lon-len-thanh-cong-3

Để nuôi dưỡng một đứa trẻ có EQ cao, cha mẹ lưu ý nên chấp nhận những cảm xúc tiêu cực của trẻ và hướng dẫn trẻ cách xử lý.

Chẳng hạn, khi thấy trẻ tức giận, hãy tìm hiểu nguyên nhân và nói chuyện với con nhẹ nhàng như những người bạn. Khi đứa trẻ đang khóc hãy đồng cảm, hỏi lý do vì sao con khóc, hỏi xem mẹ có thể làm gì cho trẻ.

Hòa đồng với mọi người

Vì yêu con nên nhiều cha mẹ bao bọc con quá kỹ. Họ cho rằng con còn nhỏ, dễ bị thương nên giữ con ở nhà, bế trên tay, hạn chế sự giao tiếp của trẻ với thế giới xung quanh.

"Bách khoa toàn thư về nuôi dạy con cái" có thẩm quyền của Mỹ đã chỉ ra rõ ràng: "Cách tốt nhất để một đứa trẻ học cách hòa đồng với mọi người là có được nhiều cơ hội học tập. Dù hành vi hiện tại của trẻ không có lợi cho việc tương tác với người khác, cha mẹ vẫn nên chủ động tạo cơ hội cho trẻ chơi với những đứa trẻ khác".

Chính sự giao tiếp với mọi người xung quanh giúp trẻ có cơ hội để học khả năng giải quyết xung đột, đoàn kết, hợp tác...

Cách dạy con tốt nhất đó là cha mẹ hãy để con được vui đùa với bạn bè và gặp nhiều người hơn, trong quá trình đó có thể chú ý quan sát biểu hiện của con và hướng dẫn trẻ cách cư xử. Cha mẹ dạy con phép lịch sự với mọi người, dạy cách chia sẻ một đồ chơi yêu thích với bạn, cách xếp hàng theo thứ tự để chơi cầu trượt...

Xem thêm: Muốn làm nên sự nghiệp lớn không khó, chỉ cần bạn rèn được 7 chữ này

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận