Bức thư sai chính tả lại được điểm cao nhất lớp, câu chuyện ý nghĩa giúp ta nhận ra nhiều điều

Mỗi khi đến giờ trả bài tập làm văn là cả lớp lại sôi động. Thầy giáo sẽ chọn ra bài văn điểm cao và bài văn điểm thấp nhất để đọc cho cả lớp nghe.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bài văn cao điểm luôn được tán thưởng bằng những tràng vỗ tay, cả lớp sẽ say sưa nghe thầy đọc. Còn bài văn điểm thấp lại bị những trận cười.

Cả lớp luôn hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi đi nhiều rồi mà bài bài mình còn chưa thấy đâu.

Và hôm nay, như thường lệ, thầy mở xấp bài ra khiến cả lớp thấp thỏm.

Đề bài văn lần này là: "Hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất của em".

Thầy giáo nói, lớp có bốn mươi bạn thì chắc chắn sẽ có 40 kỷ niệm khác nhau. Khi thầy chê là đơn điệu, chúng tôi thường chống chế: "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp nhau được".

Khác với mọi khi, lần này Thầy đưa bài cho lớp trưởng phát và chỉ giữ lại một bài. Cả lớp, đứa nào cũng nhón chân nghểnh cổ cho cao để cố nhìn cho ra cái tên của ai và được mấy điểm, nhưng không thấy được.

Kim Chi là người giỏi văn nhất lớp nhưng dự đoán nhanh chóng tiêu tan khi cô bé với tay nhận bài của mình.

Cả lớp cùng suy nghĩ: "Thế là Thầy giữ bài văn dở nhất rồi". Sau đó, mọi người chuyển ánh mắt về phía Cường kèm theo tiếng cười khúc khích.

Cường hay viết những câu văn kiểu như: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, vậy nên chúng ta phải đi nhiều ngày hơn nữa…".

Tuy nhiên, Cường cũng đã nhận được bài của mình. Cả lớp bắt đầu nhao lên: Vậy bài của ai? làm sao biết trước được bài sẽ đọc là của ai?.

Thật khó đoán biết, bởi môn văn có khi bài trước mới được 6 điểm kèm lời phê: "Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn", thì bài sau có thể nhận ngay điểm 4 với lời phê: "Quá lan man, dông dài". Kim Chi là học sinh giỏi văn mà còn nói rằng, điểm 7 môn văn của Thầy là một ước mơ xa xỉ.

buc-thu-sai-chinh-ta-duoc-diem-cao-nhat-cau-chuyen-nhan-van-1

Cả lớp hồi hộp nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ một mình Dũng là chưa có bài. Vậy là cả lớp được phen ngạc nhiên nhìn về phía Dũng, tác giả của bài văn còn lại trên tay của Thầy.

Để tránh ánh mắt của bạn bè trong lớp, Dũng ngoảnh ra cửa sổ. Tuy không thấy mặt Dũng, nhưng cả lớp có thể thấy rõ hai vành tai và cổ của cậu ta đỏ ửng.

Dũng là học sinh trường Huyện mới chuyển đến lớp tôi khoảng 2 tháng, không có gì nổi trội. Ở con người Dũng, cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn văn cả. Vậy mà điểm 8, đúng vậy điểm 8 chúng tôi nhìn rõ số 8 đỏ cho trong ô điểm.

Khi Thầy giáo đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi Thầy xúc động. Giọng Thầy trầm trầm:

"Kỷ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em".

Nhà em nghèo lắm, nhưng ba, má cho em ra phố học để sau này em có thể làm được điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải làm thêm để kiếm tiền trang trải việc học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần được cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết cái gì cả. Hồi ở nhà, mỗi khi cần viết thư về quê, hay viết đơn từ gì đó là em viết.

Thầy ngừng đọc, nhìn cả lớp:

Các em, Thầy sẽ viết lại nguyên văn bức thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc:

Điều này chưa từng có tiền lệ. Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò từng chữ hiện ra dưới tay Thầy.

"Con iu thươn ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn? Cả nhà nhớ con nhìu lấm

cố hoch nge con chừn nào mùa màn song ba má xé ra thăm con".

Bức thư này chỉ vẻn vẹn có 45 chữ. Thầy viết xong những dòng chữ lên bảng, quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Lúc này, mắt Thầy cũng hoe đỏ.

buc-thu-sai-chinh-ta-duoc-diem-cao-nhat-cau-chuyen-nhan-van-2

Cả lớp im phăng phắc. Trên bảng là những dòng trong bức thư với đầy lỗi chính tả, bức thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc, lần đầu cầm bút viết thư cho con.

Quả thực, đằng sau sự an vui và thành công của một ai đó, có thể là ẩn giấu của những sự hy sinh thầm lặng. Tình cảm thiêng liêng của cha mẹ dành cho con cái là vô bờ bến. Có thể cha mẹ của bạn không hoàn hảo như bao nhiêu người khác, nhưng họ luôn yêu thương con mình theo cách hoàn hảo nhất.

Ngồi gõ máy tính lại câu chuyện nghe bạn kể lại. Tôi bồi hồi xύc động, mắt ngấn lệ. Trên thế gian này, còn nhiều chuyện cảm động và rất nhân văn.

Xem thêm: Câu chuyện chiếc xe ô tô và bài học vô giá từ người cha

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Bố muốn nói với con trai rằng, cho dù con kết hôn bao nhiêu năm, con cũng phải nhớ: Cha mẹ và con cái là người thân, còn vợ chồng là người yêu.

Tâm thư của bố gửi con trai trước ngày cưới: 'Hãy nhớ vợ không phải là người thân'
0 Bình luận

Những câu chuyện đối thoại giữa mẹ và con trai dưới đây, dù trải qua 50 năm nhưng vẫn còn nguyên các giá trị giáo dục, các bậc cha mẹ nên tham khảo.

10 câu chuyện kinh điển giữa mẹ và con trai, sau 50 năm vẫn còn nguyên giá trị
0 Bình luận

Ở đời, có nhiều người khi nghe những đạo lý thì thấy hay lắm, phải lắm, nhưng lại không thể làm theo được. 3 lời khuyên của chim phượng hoàng trong câu chuyện dưới đây là bài học cho tất cả chúng ta.

Tích chuyện hay: '3 lời khuyên của chim phượng hoàng' khiến vị cư sĩ ngỡ ngàng tỉnh ngộ
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 giờ trước
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 03/05
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

 Mẹ muốn tái hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?

Hải An
Hải An 02/05
Người xưa nói: Gia phong tốt vượng ba đời

"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất