Bữa tiệc và mẹ: Câu chuyện thấm đẫm nhân văn, phận làm con ai cũng nên đọc

Sau khi mẹ mất, hắn tưởng như ngã quỵ. Hắn hối hận vì giá như hắn biết quan tâm đến mẹ hơn, biết chăm sóc và tằn tiện, có lẽ mẹ hắn không ra đi sớm như vậy.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cứ đến tháng 7 âm lịch là cả nhà hắn lại về quê để giỗ Mẹ, năm nào cũng như vậy. Năm nay, hắn quyết định về sớm hơn mọi lần hai ngày. Vợ hắn tuy có thắc mắc nhưng cũng không dám hỏi. Hắn bỏ hai chiếc vali to đùng lên xe rồi kêu cậu Tuấn lái xe kiểm tra xe một lần cuối trước khi khởi hành.

Chiếc ô tô chạy chậm chậm trên con đường ngoằn ngoèo, băng qua những quả đồi nhấp nhô đang mùa thu hoạch gỗ tràm. Xe đang lăn bánh bất ngờ hắn bảo dừng cậu lái xe dừng lại.

Hắn mở cửa xe bước xuống, ngước mặt nhìn lên trời xanh một thoáng rồi bước về phía sau nơi có một người phụ nữ đang gom nhặt những cây củi bên đường. Nghe tiếng bước chân tiến đến, người phụ nữ ngước lên. Chị ta tầm ngoài 40 tuổi, nước da sạm nắng.

Ở phía xa có hai đứa trẻ khoảng 10 - 12 tuổi đang đúng chơi. Hắn nở một nụ cười nhìn chị rồi tiến lại gần nhỏ nhẹ hỏi: "Chị ơi, củi này thì mình bán bao nhiêu tiền một bó?". Đang làm mệt nhưng có một người lạ hoắc hỏi nên chị miễn cưỡng trả lời: "Tùy lúc chú ơi, mà chú hỏi để mua hay làm gì vậy?". Hắn không trả lời, chỉ lắc đầu một cái rồi cúi xuống nhặt vài cành củi cong queo, phụ chị bó lại, dựng bên lề đường.

Thế rồi, hắn quay lại xe lấy ra mấy lon nước ngọt, vẫy hai đứa trẻ lại để đưa cho tụi nó. Thấy có người cho quà, hai đứa nhỏ mắt tròn xoe ngạc nhiên. Tuy nhiên, cái nhìn nghiêm khắc của mẹ làm chúng khựng lại.

Với bản năng của người mẹ, chị phải làm thế để bảo vệ con mình trước sự đường đột của một người khách lạ. Dường như đọc được suy nghĩ của người phụ nữ, hắn nhỏ nhẹ nói rằng mình cũng là người ở đây, đi làm xa mới về, nhà ở thôn Hạ. Đến lúc này thì gương mặt người phụ nữ mới giãn ra kèm theo cái gật đầu và nụ cười thân thiện.

Vợ hắn ngồi trên xe, chứng kiến hành động kỳ lạ của hắn nên hơi thắc mắc và có chút bực mình. Cô mở cửa xe cùng hai đứa con bước xuống.

Hắn giới thiệu vợ con mình với người phụ nữ. Rồi hắn hỏi anh nhà làm việc gì mà không phụ giúp chị. Lúc này, hai giọt nước mắt của chị rơi xuống, giọng chị nhỏ lại: "Anh ấy mất rồi". Hắn xin lỗi vì đã hỏi một câu quá ngốc.

Hắn nhỏ nhẹ hỏi: "Mình chị nuôi hai đứa chắc vất vả lắm đúng không?". Như được trút nỗi lòng, người phụ nữ nói tiếp: "Anh ấy đi để lại hai đứa nhỏ mình chị lo cho chúng ăn học. Nhà có hai sào ruộng mỗi khi gieo sạ xong là chị rảnh rỗi, những lúc như vậy hễ ai kêu gì chị làm nấy để kiếm tiền, không có ai kêu làm thì ba mẹ con đi mót củi để bán. Sắp tới khai giảng rồi mà…". Nói đến đó, giọng chị nghẹn lại, những giọt nước mắt lại rơi xuống đất.

Hắn im lặng một hồi rồi quay lại xe mở túi xách lấy ra một xấp tiền, cẩn thận cho vào một chiếc phong bì, đưa cho người phụ nữ. Hắn nói đây là cho hai cháu mua sách vở và vài bộ đồ, bảo chị cầm đi đừng ngại.

Quá bất ngờ, người phụ nữ cương quyết không nhận. Một phần vì lòng tự trọng của bản thân, hơn nữa đó là sự nghi ngờ vì chẳng có ai lại tốt bụng đến thế.

Hắn quay sang nhìn vợ, người vợ dường như hiểu ý hắn nên bước đến đặt tay lên vai người phụ nữ và nói đầy thân thiết: "Cái này là tụi em thấy thương hai đứa nhỏ, năm học mới sắp đến rồi chị cầm lấy đi tụi em không có ý gì đâu".

Vừa nói, vợ hắn ý tứ luồn chiếc phong bì qua tay bỏ vào chiếc túi áo đã cũ, người phụ nữ đẩy ra nhưng bàn tay chị đã bị giữ lại. Sau vài câu trò chuyện, vợ chồng hắn chào người phụ nữ và hai đứa nhỏ rồi lên xe, còn người phụ nữ kia không quên cúi đầu và liên tục cảm ơn trong nước mắt.

bua-tiec-va-me-noi-hoi-han-cua-con-trai-khi-nguoi-me-qua-doi-1

Xe tiếp tục chạy, vợ hỏi hắn có quen chị kia à nhưng hắn lắc đầu nói không quen. Vợ hắn và cậu lái xe có nhiều thắc mắc nhưng nhìn gương mặt lạnh tanh của hắn chẳng ai dám hỏi gì thêm.

Cuối cùng cũng về đến nhà. Hắn được vợ chồng cậu hắn cùng mấy đứa em ra tận ngõ đón. Vừa xách vali, cậu hắn vừa bảo: “Cậu dọn sạch sẽ hết rồi, chỉ còn mấy cây cỏ trên mộ mẹ con cậu để cho con về nhổ thôi". Hắn cảm ơn cậu và theo bước vào nhà.

Sau khi ăn xong bữa tối, vợ hắn lấy quà ra phân phát cho mọi người trong gia đình và một số người bà con xa. Ngoài ra vợ hắn cũng không quên những phần quà cho những nhà láng giềng, vì mỗi khi vợ chồng về họ đều tới thăm.

Ở vùng quê, dù mới hơn 9 giờ tối nhưng tưởng chừng đã khuya lắm. Khách đã ra về hết, cậu mợ chuẩn bị đi ngủ, hắn pha ấm trà mới rồi rủ cậu lái xe cùng ngồi uống.

Vừa muốn giải đáp thắc mắc cho cậu ta về hành động ban chiều của hắn và cũng là một cách để chia sẻ nỗi lòng, hắn chậm rãi kể: Ngày đó nhà hắn nghèo lắm, bố hắn là một gã đàn ông chỉ có công duy nhất là tạo ra hắn trên cõi đời này, còn sau đó là mất hút.

Mẹ hắn một mình tần tảo nuôi con khôn lớn với sự giúp đỡ lúc có, lúc không của những người cậu và bà con bên ngoại. Hắn khá thông minh, học giỏi và năng động nên dễ hòa đồng và luôn được Thầy yêu, bạn mến.

Ngày hắn thi đỗ đại học, mẹ hắn đã làm cơm mời bà con đến chia vui và mọi người đều có chút quà dành cho hắn.

Mẹ hắn rất vui khi con đỗ đạt, nhưng đằng sau niềm vui ấy là một nỗi lo toan đang lớn dần, phải làm thế nào để có tiền lo cho 5 năm đại học của hắn. Trong lòng hắn khi đó dâng trào niềm vui sướng, đâu thấy những giọt nước mắt của mẹ.

Ngày hắn nhập học, mẹ hắn xúc động dặn dò: "Con nhớ ăn uống đầy đủ để có sức mà học, cố gắng học cho giỏi để sau này không phải khổ như mẹ nghe con".

Người mẹ vất vả làm mọi việc để có tiền nuôi hắn học đại học, từ rửa chén bát thuê đến đi phụ giúp việc nhà. Lúc lên rừng kiếm củi, khi xuống ruộng gặt thuê... Có khi, mẹ hắn vay mượn nhiều nơi để cho hắn kịp đóng tiền học phí, để hắn không bị xấu hổ với bạn bè.

Năm thứ tư, hắn có cơ hội đi thi cùng đội tuyển của trường và may mắn giành được giải Nhất. Vì muốn thể hiện với bạn bè, hắn lấy số tiền thưởng cùng với ba triệu đồng mà mẹ mới gửi ra mời bạn bè một bữa thịnh soạn. Sau khi gọi bіa kèm theo các món ăn hải sản, cả đám cùng nâng ly với những tiếng dô dô ầm ĩ. Bữa tiệc đang cao trào thì hắn ra chỗ dựng xe để lấy món quà vào tặng cô bạn gái.

Đúng lúc này, chiếc tivi đặt bên ngoài đang phát lại chương trình "Những cánh cò đi qua giông bão", hắn nhìn lên hình ảnh người phụ nữ gầy gò, đen nhẻm đang ngồi tựa vào ghế vừa nói vừa thở không nổi kia không ai khác hơn chính là mẹ hắn.

Người mẹ đang run run nhận lấy một số thuốc và số tiền 3 triệu đồng của những nhà hảo tâm, lúc đó hắn mới biết lâu nay mẹ hắn bị bệnh lao phổi nhưng giấu không cho hắn biết.

Có lẽ nào, số tiền ấy là số tiền hắn mới nhận chiều nay, để giờ đây hắn đang ung dung cùng bạn bè nâng những cốc bіa và nhấm nháp những con tôm càng béo ngậy.

Nghĩ đến đó, tai hắn như ù đi, mắt hoa lên và bất chợt những tiếng nấc tuôn ra khỏi cổ. Vội vàng thanh toán bữa tiệc, hắn xin phép đi về, trước cái nhìn ngơ ngác của nhóm bạn.

Hắn về ký túc xá, gom vội mấy bộ đồ, tài liệu và chiếc máy tính rồi leo lên xe phóng vội trong đêm vì linh tính có một điều gì đó khủng khiếp đang chờ hắn.

bua-tiec-va-me-noi-hoi-han-cua-con-trai-khi-nguoi-me-qua-doi-2

Gần sáng, hắn cũng về tới nhà. Thấy mọi người lao nhao, hắn chột dạ. Vừa nhìn thấy hắn, Dì hắn đã khóc và nói với ai đó: "Hắn về đây rồi, đừng gọi điện nữa".

Hắn lao vào nhà. Mẹ hắn nằm trên giường, thở dốc, cố ngước đôi mắt lên nhìn nó và nói: "Mẹ thương cho con quá, còn một năm nữa mà mẹ đi như vầy không biết ai lo cho con, con ơi".

Tiếng mẹ hắn nấc nghẹn theo từng cơn ho sặc sụa, hắn bật khóc òa như một đứa trẻ, hắn khóc như chưa từng được khóc. Như cố lấy chút sức lực cuối cùng, mẹ hắn kề tai nói nhỏ: "Chương trình “Những cánh cò đi qua giông bão" họ mới cho mẹ 5 triệu nữa, mẹ cất dưới gối đó. Con nhớ cất rồi ráng tiện tặn xin thêm ai đó, không thì mượn đỡ sau này đi làm rồi trả để mà ráng học cho đến tốt nghiệp nghe con".

Nói đến đó, mẹ hắn lặng im, nước mắt ứa ra nhìn hắn lần cuối, cổ họng nấc lên vài tiếng rồi hai tay buông thõng. Hắn gào lên: "Mẹ…ơ……i", rồi chết lặng.

Dãi nắng dầm mưa lên rừng xuống biển làm kiếm tiền nuôi hắn, lại không dám ăn uống đủ chất để bồi dưỡng c‌ơ th‌ể nên căn bệnh lao lực đã cướp đi mẹ hắn khi mùa lễ Vu Lan đã gần kề. Mẹ hắn ra đi khi ánh bình minh vừa ló rạng và một ngày mới đang về. Đó cũng là ngày bắt đầu hắn chịu cảnh mồ côi.

Sau khi mẹ mất, hắn tưởng như ngã quỵ. Chính nhờ sự động viên của người thân và bè bạn, hắn đủ sức tiếp tục học. Cũng từ đó hắn trở nên ít nói, hay suy tư và thơ thẩn mỗi chiều. Hắn hối hận vì giá như hắn biết quan tâm đến mẹ hơn, biết chăm sóc và tằn tiện, có lẽ mẹ hắn không ra đi sớm như vậy.

Chiều nay, trên đường về giỗ mẹ, hắn bắt gặp lại hình ảnh ngày nào. Chính vì cái hình ảnh ấy nên hắn muốn được chia sẻ với người phụ nữ đó như một cách tạ lỗi với Mẹ, một sự sẻ chia mà lẽ ra hắn đã phải làm từ lâu lắm.

Bỗng có tiếng nấc nhẹ ở phía sau lưng hắn. Vợ hẵn nãy giờ đã nghe hết câu chuyện, những suy nghĩ vu vơ bao thắc mắc khi chiều đã bay đi hết. Hắn choàng tay qua ôm vợ. Cậu tài xế cúi đầu như cố giấu một điều gì đó.

Đêm miền quê tĩnh mịch đến lạ thường. Thỉnh thoảng có tiếng chó sủa vu vơ ngoài đầu xóm. Những giọt sương đêm rơi lộp độp. Có tiếng trẻ con khóc thét bên nhà hàng xóm. Rồi tất cả rơi vào im lặng. Tiếng gió lào xào. Đêm chầm chậm trôi.

Xem thêm: 2 câu chuyện ấm áp về tình người giúp ta sống tốt hơn mỗi ngày

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cuộc sống hôn nhân không tránh được những lúc vợ chồng mâu thuẫn. Muốn gia đình êm ấm, hãy nhìn điểm tốt của đối phương và thay đổi chính mình.

Cha mẹ muốn ly hôn nhưng câu nói của con trai khiến người cha bừng tỉnh và thay đổi
0 Bình luận

Chúng ta, từng giây phút hãy nhắc nhở chính mình đối xử tốt, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, đừng để lại sự đau đớn và tiếc nuối về phận làm con đến hết cuộc đời.

Cây muốn lặng nhưng gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn
0 Bình luận

Kể từ nay, nhà ông Năm sẽ ngập tràn yêu thương trong tình cảm gia đình. Sẽ không còn từ "anh nuôi" hoặc "người ngoài" nữa mà thay vào đó là từ "anh ruột" như một cha mẹ sinh ra.

Người anh nuôi - câu chuyện xúc động thấm đẫm tính nhân văn
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Bản di chúc 'tình người' - Câu chuyện nhân văn cảm động

Trước khi mất, vị doanh nhân đã để lại một bản di chúc thấm đẫm tình người: "Tiền của tôi hầu hết đến từ sự tranh giành, tâm kế trên thương trường. Chính họ đã khiến tôi hiểu được nguồn vốn lớn nhất của đời người chính là phẩm hạnh..."

Đăng Dương
Đăng Dương 17 giờ trước
Lão Tử nói: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư”, càng ngẫm càng thấm!

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Giá trị của người phụ nữ trong gia đình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người phụ nữ càng có giá trị, càng không so đo với người trong cùng một mái nhà. Bởi họ hiểu rằng, gia đình chính là để yêu thương, không phải để hơn thua.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, càng ngẫm càng thấm!

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Cổ nhân nói “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”, càng ngẫm nghĩ, càng thấm thía!

Trong kho tàng triết lý phương Đông, có những câu nói tưởng như ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa chiều sâu thâm trầm về nhân sinh. Một trong số đó là câu: “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”. Tạm dịch là “Nói đúng lúc là trí, im lặng đúng lúc cũng là trí”.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Khóc tấm tức vì thương người nợ tiền – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đã bao giờ được trả nợ mà bạn khóc tấm tức vì thương người nợ tiền mình chưa? Mình thì rồi, đó là câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm... mỗi lần nhớ lại mình lại càng thấy thương.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 06/07
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 05/07
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 04/07
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 03/07
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 02/07
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 01/07
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 29/06
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất