4 tình huống sự im lặng có giá trị hơn lời nói cả ngàn lần, khẳng định bản lĩnh người khôn ngoan
Con người chỉ mất ba năm để học nói nhưng có khi phải mất cả đời để học im lặng. Có những tình huống, thay vì nói cả ngàn lời, chi bằng không nói lời nào cả.
Về lời ăn tiếng nói trong đối nhân xử thế, nho gia nổi tiếng của Trung Quốc Tăng Quốc Phiên từng chỉ dạy: "Hành sự không được cảm tính, nói năng không được tùy miệng".
Lời dạy của cổ nhân có giá trị nghìn năm: "Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra". Vì thế trong cuộc sống, có thể nói ít được bao nhiêu thì nên cố gắng vì nói càng nhiều càng dễ chuốc họa vào thân.
Bản lĩnh của người khôn ngoan đó là biết im lặng đúng lúc đúng chỗ, chỉ nên nói lời có giá trị, lời nào không cần thiết thì không nói.
Con người có khi phải mất cả đời để học im lặng và tránh gặp họa từ lời ăn tiếng nói. Dưới đây là 4 tình huống mà người khôn ngoan sẽ chọn cách im lặng để khẳng định giá trị bản thân.
Khi được người khác khen ngợi
Khi bạn làm tốt một việc trong một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ được người khác dành lời khen ngợi đối với năng lực của bạn. Điều này tất nhiên sẽ mang lại niềm vui cho bạn bởi con người ai chẳng thích nhận lời khen. Thế nhưng, mỗi người có điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đừng nên vì thế mà vội kiêu ngạo.
Những lời khen ngợi trong cuộc sống là động lực giúp chúng ta cố gắng hơn, nhưng đừng vì sự ngưỡng mộ, tán thưởng của người khác mà trở thành người ngạo mạn, tự đại mà mê lạc mất bản thân. Vì được người khác dành lời khen ngợi mà nói lời quá ngông cuồng, ngạo mạn thì chỉ nhận được sự chán ghét và họ sẽ dần dần rời xa bạn.
Luôn ghi nhớ rằng, để có được thành công, ngoài bản thân bạn ra còn có rất nhiều sự giúp đỡ từ người khác. Người xưa có câu: "Nước có thể nâng thuyền lên, nhưng cũng có thể làm thuyền bị lật", câu nói này thực sự có đạo lý.
Khi bị người khác coi thường
Dù bạn có tài năng đến đâu hãy nỗ lực ra sao thì không tránh được việc sẽ có người coi thường bạn. Người thực sự không coi thường bạn chính là người quan tâm đến bạn. Đến một ngày nào đó, bạn không còn quan trọng trong mắt họ thì cũng là duyên đã hết, và nên cảm ơn họ, đừng oán giận.
Gặp tình huống bị người khác coi thường, hãy tự hỏi nguyên nhân vì sao? Bởi vì bạn đã làm tổn thương họ, hay điều tốt mà bạn làm còn chưa đủ, hay người khác không cần thiết phải quá để tâm đến bạn…?
Cho dù người coi thường bạn là ai thì việc oán giận cũng chỉ là vô ích, thậm chí còn khiến mối quan hệ tồi tệ hơn, mâu thuẫn xảy ra và dẫn đến kết quả xấu. Tốt nhất, bạn nên giữ im lặng, tập trung vào hoàn thiện bản thân, khi bạn càng có giá trị bạn càng chẳng cần phải lên tiếng.
Khi bị người khác nhục mạ
Cuộc sống đâu phải lúc nào cũng thuận lợi như bản thân mong muốn. Khi bị người khác nhục mạ, nhiều người sẽ bị cảm xúc dẫn lối, trở nên bi quan, suy đoán lung tung, hành xử hồ đồ. Lúc không kiểm soát được cảm xúc, con người thường nóng giận mà nói lời vô nghĩa, thậm chí làm phá hủy mối quan hệ.
Khi bị người khác nhục mạ, thay vì bất mãn nói lời ngông cuồng, bạn nên tự suy xét lại bản thân mình. Hãy khách quan phân tích và tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị nhục mạ là gì để từ đó thay đổi. Trong mọi tình huống, chỉ bạn mới có thể cứu vớt bản thân mình, lời nói của người khác chỉ mang tính chất tham khảo.
Khi ghen tị với người khác
Tật xấu mà khá nhiều người mắc phải đó chính là ghen tị với người khác. Sự ghen tị sẽ làm ảnh hưởng đến cả thân thể và tinh thần của con người, khiến sinh ra lòng thù hận.
Vận mệnh của mỗi người, họ được gì, đều là sự an bài từ những phúc báo mà họ tích được. Nếu muốn có được những điều tốt đẹp, hãy tự nhắc nhở bản thân hành thiện, làm việc tốt.
Với những người hơn mình, không nên ghen tị, đố kỵ mà khẩu nghiệp để làm hại họ. Bởi vì, thực ra hại người cũng chính là hại mình. Thay vì ghen tị với thành công của người khác, tốt nhất hãy nên im lặng tu dưỡng và rèn luyện bản thân thành tài.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận