4 cảnh giới nhân sinh mà đời người khó đạt, đạt được rồi mới hiểu thấu sự an yên

Con người không ngừng rèn luyện, tích lũy và trưởng thành sẽ hiểu thấu thế nào là tự tại và an yên. Dưới đây là 4 cảnh giới nhân sinh mà chúng ta cần tu dưỡng.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Con người hãy vài lần trong đời tạm rời xa chốn phồn hoa, từ bỏ tháng ngày bận rộn vô nghĩa, để tĩnh lặng thấu hiểu nội tâm của chính mình. Sự thay đổi từ thuở non nớt tới ngày trưởng thành, từ ngờ nghệch trở nên khôn ngoan, từ kiêu căng hóa thành khiêm tốn, đó là cả một quá trình rèn luyện không ngừng, cũng là cảnh giới tu dưỡng của đời người.

Có câu nói rằng: "Sứ mệnh nhân sinh chính là chăm sóc thật tốt cho sinh mệnh, nuôi dưỡng thật tốt cho linh hồn, đạt tới cảnh giới phong phú và an yên".

Muốn đạt được sự an yên giữa kiếp nhân sinh quả thật không dễ dàng, chúng ta phải hiểu thấu và nắm rõ trong tay 4 cảnh giới sau đây: Đau mà không than, cười mà không nói, mê mà không mờ và hoảng mà không loạn.

Đau mà không than là người có nội tâm kiên cường

Một câu nói nổi tiếng được lan truyền khắp mạng xã hội những ngày qua, được rất nhiều người đồng tình: "Đừng than khổ với bất cứ ai, vì 10 người thì có 8 kẻ chẳng hề quan tâm, 2 kẻ còn lại còn lấy làm vui vẻ".

Thực sự, chúng ta thường chỉ dành sự cảm thông cho những người thân thương nhất. Con người ai cũng có những khó khăn phải đối mặt, chẳng ai đủ thời gian để suốt ngày đặt bản thân vào vị trí của bạn, lo lắng hay nghĩ ngợi cho lợi ích của bạn, ngoại trừ chính bạn mà thôi.

Nửa đời còn lại, cho dù có khổ có đau đến mấy thì tự mình chịu đựng, không lời than vãn mới là sự lựa chọn tốt nhất. Nếu thỏ bị thương mà dừng lại kêu đau, nó sẽ trở thành bữa tối cho kẻ săn mồi. Nếu đại bàng đau mà kêu la thảm thiết, nó sẽ không thể cất cánh giữa trời cao.

Than vãn chẳng giải quyết được vấn đề, chỉ khiến lãng phí thời gian, khiến cho chúng ta lỡ đi những cơ hội để rèn luyện chính mình, trước là về thể xác, sau là sự kiên cường đến từ nội tâm.

Khi chúng ta còn bị đau, tức là cuộc đời còn đang ban tặng những cơ hội để thay đổi và sửa chữa. Hãy biết vượt qua nỗi đau, không ngừng nỗ lực để vươn lên thành công.

4-canh-gioi-nhan-sinh-giup-con-nguoi-co-duoc-su-an-yen-1

"Đau mà không than" chính là chúng ta dám dũng cảm đối mặt với nỗi đau đó, dùng sức mạnh nội tâm để chống đỡ khó khăn. Nếu đời người có 9 phần không như ý thì người khôn ngoan sẽ nắm chặt 1 phần như ý còn lại để hóa thành động lực phấn đấu cho tương lai.

Con người còn sống là còn khổ, vì thế đừng than vãn. Khổ mà không than, âm thầm mà lột xác, đợi đến thời vận xuất hiện thì giương cánh bay cao.

Cười mà không nói, ấy là người tự tại

Đời này, im lặng và mỉm cười là 2 cảnh giới mạnh mẽ nhất, không phải ai cũng có thể đạt được. Khi ta mỉm cười, ta có thể giải quyết nhiều vấn đề, còn im lặng là cách để tránh nhiều rắc rối xảy ra.

Đôi lúc, ta cảm thấy bất lực, đau lòng hay thất vọng khi bị hiểu lầm, giễu cợt, dè bỉu từ những người xung quanh, đừng cố gắng thanh minh với toàn thế giới, hãy nở một nụ cười để đối diện.

Thị phi là điều khó tránh được, nếu bạn để cho tâm tính bị khuấy động thì mọi sự chỉ càng thêm rối loạn, không thể gỡ rối. Ở trạng thái nóng giận, những lời thanh minh, đôi co rất có thể trở thành "giọt nước làm tràn ly", hủy hoại các mối quan hệ.

Tốt nhất, hãy dùng sức mạnh của nụ cười để chiến thắng cả thiên binh vạn mã. Khi bạn có được trạng thái an nhiên tự tại, bình thản ung dung chính là lúc bạn chiến thắng những lời đàm tiếu đúng sai, tốt xấu của người đời.

Cuộc sống như một tấm gương phản chiếu chính bản thân bạn, nếu bạn cau mày, nó cũng cau mày; bạn mỉm cười, nó cũng sẽ mỉm cười. Cho gì gặp phải chuyện gì đi chăng nữa, đối nhân xử thế một cách đúng mực với thái độ ôn hòa sẽ khiến người khác ấn tượng với sự độ lượng của bạn nhiều hơn.

4-canh-gioi-nhan-sinh-giup-con-nguoi-co-duoc-su-an-yen-2

Mê mà không mất là người có trí có tuệ

Dục vọng là điều tất yếu của con người. Thế giới trăm hoa khoe sắc, phồn hoa náo nhiệt luôn đem tới sức ảnh hưởng mạnh mẽ, khiến chúng ta đắm chìm trong nhiều cảm xúc và suy nghĩ hỗn độn, khó có thể kìm chế dục vọng và khao khát của bản thân.

Nếu không kiểm soát được dục vọng, con người trở nên mê muội, mờ mắt, không còn khả năng kiểm soát tình huống, để rồi có những lời nói và hành động tổn hại chính mình.

Chỉ khi đạt được cảnh giới coi nhẹ chuyện được - mất, thành - bại, có - không của thế gian, thì chúng ta mới có đủ tỉnh táo, ung dung và an yên để chống lại sức ảnh hưởng của thế giới. Điều đó yêu cầu sức mạnh kiên cường tự trong nội tâm và trí tuệ.

Tâm tĩnh như dòng nước, sáng tỏ như ánh trăng giữa đêm đen sẽ giúp bạn ngày một sáng suốt và khôn ngoan hơn. Chỉ có một linh hồn khoáng đạt mới có thể duy trì sự thanh tĩnh, không đánh mất chính mình trong phồn hoa.

Hoảng mà không loạn mới là người mạnh mẽ

Đối diện với nghịch cảnh, con người ta khó tránh khỏi sự hoảng loạn, bất an. Tâm mà hoảng thì lòng sẽ động, nhưng trong động lại cần có tĩnh. Người đạt đến cảnh giới hoảng mà không loạn mới là người có đủ năng lực để đảm nhận trọng trách, làm nên đại sự.

Cổ nhân có câu: "Gặp chuyện lớn mà không loạn, gặp sóng lớn mà không mất đi thói quen thường ngày" chính là cách thể hiện tâm thái xử thế, cảnh giới ung dung tự tại của đời người.

Người trí tuệ sẽ giữ tâm trí ổn định, không để sự lo lắng làm lạc mất tư duy, từ đó mới bình tĩnh tìm cách xử trí mọi chuyện. Để làm được điều này, đòi hỏi chúng ta cần giỏi về ứng biến linh hoạt, không ngừng hoàn thiện bản thân.

Đời người chính là không ngừng đúc rút kinh nghiệm, tích lũy giá trị, rèn giũa bản thân mỗi ngày. Vượt qua gian khó, chúng ta mới liên tục trưởng thành theo dòng chảy của thời gian. Mỗi một cảnh giới đều là dấu mốc quan trọng mà có người phấn đấu cả đời cũng không thể chạm tới. Nhưng nếu đã chạm tới, ta sẽ hiểu thấu cái gì là tự tại, cái gì là an yên và hạnh phúc trong kiếp nhân sinh này.

Xem thêm: Sai một ly, đi một dặm - Nhân sinh có 3 sai lầm một khi phạm phải, sẽ mang lại họa lớn cho bản thân

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Người không tranh là khoan dung, không để tâm là trí tuệ, không giải thích là trưởng thành. Làm được 3 điều này, con đường nhân sinh ắt rộng mở thênh thang.

Nhân sinh ngắn ngủi, muốn sống an nhiên tự tại phải nhớ: Không tranh chấp, Không để tâm, Không giải thích
0 Bình luận

Nhiều người cho rằng, trong kinh doanh, thành thật là chịu thiệt. Họ đâu biết rằng, thành thật chẳng những không mất mát gì, mà còn làm ăn thịnh vượng hơn.

Bí quyết kinh doanh phát tài của người xưa: Tưởng chịu thiệt hóa ra là được lợi
0 Bình luận

Đời người, suy cho cùng, sống cho tốt hiện tại mới là chuyện mà chúng ta nên làm nhất. Tranh giành, tức giận, buồn phiền về điều gì đó đều là vô nghĩa.

Sống trên đời: Cầu gì, tranh gì, giận gì, sầu gì? - Câu trả lời đúng đắn nhất là đây
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, càng ngẫm càng thấm!

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 9 giờ trước
Cổ nhân nói “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”, càng ngẫm nghĩ, càng thấm thía!

Trong kho tàng triết lý phương Đông, có những câu nói tưởng như ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa chiều sâu thâm trầm về nhân sinh. Một trong số đó là câu: “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”. Tạm dịch là “Nói đúng lúc là trí, im lặng đúng lúc cũng là trí”.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Khóc tấm tức vì thương người nợ tiền – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đã bao giờ được trả nợ mà bạn khóc tấm tức vì thương người nợ tiền mình chưa? Mình thì rồi, đó là câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm... mỗi lần nhớ lại mình lại càng thấy thương.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 05/07
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 04/07
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 03/07
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 02/07
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 01/07
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 29/06
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất