Thành công không đến sớm hay muộn mà ở 3 điểm: Chịu được cô đơn, điên cuồng, thận trọng khi nói

Khương Tử Nha là một nhân vật có thật trong lịch sử. Dù ngoài đời, ông không có thần thông quảng đại như trong Phong Thần Bảng, song ông thật sự là mẫu người điển hình cho câu “Có tài mà thành công muộn”.

Nguyễn Thanh Thủy
12:48 07/05/2021 Nguyễn Thanh Thủy
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Có câu “Làm người mà không biết Khương Thái Công, thì đọc hết sách sử cũng uổng công”. Nếu nói về người ôm chí lớn, tuổi đã cao mới lập công danh thì Khương Tử Nha xưng thứ hai, không ai dám xưng thứ nhất.

Khương Tử Nha vốn họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha. Tổ tiên ông từng được phong đất Lã, do đó ông được gọi là Lã Thượng. Ông là công thần khai quốc triều Tây Chu, là người sáng lập ra văn hóa Tề. Ông cũng là một nhà thao lược, nhà quân sự và nhà chính trị. Các gia phái Nho, Đạo, Pháp, Binh, Tung hoành đều coi ông là nhân vật của gia phái mình, do đó ông được tôn là “Bách gia tông sư”.

Trong những năm tháng đầu đời, ông đã trải qua rất nhiều trắc trở, cho đến hơn 70 tuổi, vẫn chỉ là một lão già bên bờ sông Vị, sống lặng lẽ không ai biết đến. 

Kinh nghiệm sống này của Khương Tử Nha đã để lại cho hậu thế biết một điều: Thành công không ở chỗ sớm muộn, mà đến từ 3 điểm mấu chốt này.

thanh-cong-khong-o-cho-som-hay-muon-ma-den-tu-3-diem-mau-chot-nay
Khương Tử Nha là một nhân vật có thật trong lịch sử

1. Có thể chịu đựng được sự cô đơn

Khương Tử Nha từng nói: "Chỉ có chịu đựng sự cô đơn, chúng ta mới có năng lực tạo ra sự thịnh vượng để tiếp đón phồn hoa".

Sau sự suy bại của Triều Ca, Khương Tử Nha lui về ở ẩn bên bờ sông Vị, cho đến khi ông 80 tuổi, ông đã được Chu Văn Vương đón mời xuống núi. Trong khoảng thời gian ở ẩn đó, ông đã ở một mình ít nhất 2 năm 4 tháng.

Những năm tháng một mình, Khương Tử Nha dù cô đơn, nhưng ông không hề nhàn rỗi, mà lại không ngừng “nạp năng lượng” cho bản thân, đợi đến khi xuống núi, sẽ có thể thuận gió rẽ sóng mà tiến lên.

Những người có khả năng chịu đựng sự cô đơn thường có mục tiêu lớn trong tâm, họ có chí hướng cao xa vĩ đại, tư duy rõ ràng, và để thực hiện mục tiêu, họ không ngừng học tập và không ngừng làm giàu kiến thức cho bản thân.

Ngày nay, con người sau khi thống kê lại cũng phát hiện rằng, những người thành công thường có thể chịu đựng sự cô đơn tốt hơn những người thất bại.

2. Có phần ngốc nghếch, điên cuồng

Có một câu rất hay: “Mỗi cá nhân theo đuổi giấc mơ, đều có những điểm ngốc nghếch cuồng điên, và mỗi cá nhân thành công đều có những điểm đặc biệt điên rồ”.

Thực ra, người ngốc nghếch điên cuồng thường có niềm tin của riêng mình, niềm tin này giúp họ không quan tâm đến ánh mắt của người khác. 

Cũng giống như Khương Tử Nha, trong khi những người khác sử dụng lưỡi câu cong để câu cá, còn Thái Công lại sử dụng lưỡi câu thẳng để câu cá, chẳng phải ông rất ngốc sao? 

Người khác cười nhạo, mỉa mai, giễu cợt ông, ông chỉ cười mà không nói lời nào, bởi vì thứ ông đang câu không phải là cá, và ông tin rằng người ông mong muốn chắc chắn sẽ cắn câu, chẳng phải ông đã điên rồi sao?

Đây chính là “người cười ta quá điên, ta cười người vì không nhìn thấu tỏ”.

Do đó, làm người cần có 3 phần ngốc nghếch, 7 phần điên cuồng. Những người như vậy thường sẽ cận kề với thành công.

3. Hãy thận trọng khi nói

"Nhiều lúc cần phải ngậm cái miệng này lại, cũng lại phải dùng ngôn ngữ cho cẩn thận”.

Đây là một câu danh ngôn nổi tiếng của Khương Tử Nha trong “Thái Công Kim Quỹ”, khi ông khuyên nhủ Chu Vũ Vương. Câu nói này đã được lưu truyền cho đến tận ngày nay, ý tứ là, khi nói chuyện nên thận trọng lời nói của mình.

Cái gọi là “họa từ miệng mà ra”, nói năng không cẩn thận, sẽ không chỉ làm tổn thương người khác, mà còn tự chuốc lấy phiền phức cho chính mình. Vì vậy, những người có tu dưỡng sẽ không mở miệng nói những lời lộn xộn, vô căn cứ.

Họ sẽ suy nghĩ cẩn thận, sẽ chú ý, sẽ kiềm chế, sẽ không thao thao bất tuyệt, họ sẽ không phóng túng hay khoe khoang về bản thân.

Người thông minh dùng đầu não để nói, thay vì dùng cái miệng để nói. Trước mỗi cuộc nói chuyện, bạn nên suy nghĩ kỹ về những gì nên nói, những gì không nên nói, nói khi nào và nói như thế nào.

Bạn biết đấy, mỗi lời, mỗi câu bạn nói ra, có khả năng sẽ thành tựu bạn, cũng có khả năng sẽ hủy hoại bạn. Dĩ nhiên, bạn không thể ăn bừa bãi, thì cũng không thể nói năng vô căn cứ. Nhân sinh trên đời này, con người cần phải thu lại những lời nói sắc bén, gây thương tổn người. 

Dù sống ở đâu cũng chớ dại kết thân với 4 kiểu hàng xóm này kẻo rước "họa vô đơn chí" 

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận