6 cách tạo ra phước lành và may mắn cho bản thân
"Có phúc thì rắn hóa rồng/Vô phúc phượng lại thay lông thành cỏ". Vậy nên chúng ta muốn được may mắn, cao quý thì phải gắng làm thật nhiều việc tốt, hãy tích đức, hành thiện, nghĩ tốt... tự nhiên mọi điều tốt lành sẽ đến.

1. Mang lại nụ cười cho người khác
Đây là một việc rất đơn giản nhưng rất ít người làm được, chẳng hạn như bạn nhận được tờ rơi của người khác và mỉm cười với họ. Đây là một kiểu tôn trọng, một phép lịch sự và nó cũng tạo cho người khác niềm vui.
Và khi bạn mỉm cười với một người, người ta cũng sẽ mỉm cười lại với bạn. Đúng như như câu nói: "Yêu người khác thì người ta cũng quý mến bạn. Kính trọng người khác thì mọi người cũng sẽ tôn trọng bạn." Mỉm cười cũng là một cách hữu ích để giao tiếp hiệu quả với người khác.

2. Hiếu thảo với cha mẹ
Có một câu nói nói từ cổ xưa vẫn được lưu truyền: "Đạo hiếu là đạo làm người." Hiếu kính với cha mẹ là phẩm chất cần thiết của một người có lòng nhân hậu. Cha mẹ là ân phước lớn nhất trên đời. Họ mang đến cho chúng ta cuộc sống và nuôi dưỡng chúng ta đến khi trưởng thành. Họ dành phần lớn tâm sức trong cuộc đời để hy sinh cho con cái.
Người sống bất hiếu, bất kính với cha mẹ thì làm sao có thể làm việc thiện, giúp đỡ người khác? Vì vậy, điều quan trọng nhất là giữ được lòng hiếu thảo, hiếu kính với cha mẹ.
3. Lan tỏa năng lượng sống tích cực
Lan tỏa năng lượng tích cực là một điều tốt đẹp bạn nên làm trong cuộc đời. Khi bạn truyền cảm hứng cho người khác, bạn cũng nhận được phước lành. Người lan tỏa năng lượng tích cực trước hết là những người rất tích cực.
Những người có năng lượng tích cực thường có cơ hội tích lũy phước lành, gặp được quý nhân và thành công trong cuộc sống. Người thường xuyên làm việc thiện thường được trời ban phúc đức sâu dày, vận khí của bản thân cũng dần tốt lên. Truyền năng lượng tích cực và động viên người khác là điều bạn nên làm.

4. Hoan hỷ với phước lành của người khác
Hoan hỷ với phước lành của người khác là cách tạo phước cho bản thân. Tùy hỷ ở đây được hiểu là tâm hoan hỷ khi thốt ra lời “ồ, làm như vậy là tốt quá, hay quá!” khi người khác chia phước với ta, hoặc khi thấy họ làm nhiều việc phước lành khác. Đây cũng là một trong bốn tâm vô lượng, tâm hỷ vô lượng vậy.
5. Giúp đỡ những người khác tiến bộ
Sau khi bạn đạt được thành công, điều quan trọng là bạn giúp đỡ những người khác cũng đạt được thành công như bạn. Những người sẵn sàng giúp đỡ người khác thì thường nhận được phúc lộc về sau này.

6. Chúc phúc cho những người bạn gặp
Hãy chúc phúc cho những người bạn gặp, chúc phúc cho người già, trẻ em, cha mẹ, người đau ốm, người nghèo khó...Chúc phúc cho người khác cũng là việc thiện bạn nên làm. Chỉ có những ai có tấm lòng thiện lương mới có thể thực tâm chúc phúc cho những người mà họ gặp.
Người khôn ngoan cần nhớ: Con ngựa tốt sẽ bị người khác cưỡi, người quá tốt dễ bị kẻ khác phụ
Đọc thêm
Với nhiều người, cafe là một cách để làm chậm lại nhịp sống vội vã. Dưới đây là những câu nói hay về cafe được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội. Hãy cùng theo dõi và cảm nhận !
Ở thành phố Đà Lạt yên ả, có một quán trà thơ mộng mang tên "Quán của Thời Thanh Xuân", là mái nhà chung của nhiều bạn trẻ câm điếc, là chốn an yên của người trẻ giữa cuộc sống xô bồ.
Bông hoa dại nhỏ bé kia dù bị lãng quên khinh thường, bị chà đạp nhẫn tâm vẫn luôn tràn đầy sức sống vươn lên. Những câu nói hay về hoa dại khiến ta mạnh mẽ, vững tin trước sóng gió cuộc đời.
Tin liên quan
Không chỉ sống khỏe mạnh, người đàn ông có cái đầu lộn ngược ra sau còn tốt nghiệp đại học, trở thành nhân viên kế toán và sử điện thoại bằng lưỡi...
Sau ánh hào quang trên sân khấu không phải ai cũng biết nhà thiết kế lừng danh Đỗ Mạnh Cường đã từng trải qua tuổi thơ nghèo khó và vất vả, lớn lên thì cô đơn, gặp phải không ít chuyện thị phi.
Những năm gần đây, văn hóa 'siêu độc thân' ở Nhật Bản ngày càng trở nên thịnh hành, khi những người trẻ chỉ muốn sống cô độc, khép mình trong thế giới riêng.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.