Vì sao người xưa dặn "phía đông trồng lựu, phía tây trồng hồng"?

Người xưa quan niệm, nếu gia chủ trồng lựu phía đông, trồng hồng phía tây thì sẽ mang lại điều may mắn, tốt lành.

Đỗ Thu Nga
14:00 07/05/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tại sao trồng lựu phía đông

Người xưa thường xây nhà hướng Nam. Thế nên phía Đông nhà là mặt trước. Trồng cây lựu phía Đông sẽ đón được nắng mới lên. Cây lựu là cây cảnh dáng thấp có hoa và quả rất đẹp lại có giá trị kinh tế. Cây lựu không ưa nắng gắt nhưng không chịu được nắng tán xạ. Do đó trồng phía Đông đón nắng và được che chắn nắng hướng tây thì cây phát triển tốt mà không bị nắng quá làm nứt vỏ quả. 

vi-sao-nguoi-xua-dan-phia-dong-trong-luu-phia-tay-trong-hong-0

Hoa lựu đỏ đẹp, quả lựu lúc lỉu như những chiếc đèn lồng Trồng lựu phía đông khi gặp nắng mới trông cây lựu lung linh rất đẹp và có ý nghĩa phong thủy tốt lành. Hạt lựu đỏ rực đan xen vào nhau vững chãi biểu trưng cho sung túc đủ đầy. Trồng lựu ở hướng Đông, vào sớm mai khi nắng lên chiếu vào hoa và quả lựu trông càng đẹp khiến không gian lung linh như có muôn ngàn nén vàng treo trên cây trước nhà. Vì thế trồng lựu phía Đông vừa đẹp vừa có tính chiêu tài hút lộc vừa có hiệu quả kinh tế, đảm bảo giá trị thẩm mỹ và sinh học. Quả lựu dễ bị nứt vỏ nếu bị quá nắng, nên trồng hướng Đông thì khi nắng chiều chiếu rọi sẽ được cây phía Tây chắn nắng nên giảm chịu nắng, tránh cho quả lựu bị nứt vỏ trông xấu xí. 

Trồng hồng phía Tây ý nghĩa gì?

Cây hồng ở đây là cây hồng giòn chứ không phải hoa hồng hay hồng xiêm, hồng môn. Cây hồng giòn có quả rất sai, quả bóng, tròn đẹp. Dáng cây hồng biểu trưng cho tài lộc, quả hồng màu đỏ cam mang lại may mắn. Ăn hồng rất tốt cho sức khỏe vì vậy cây hồng được xem là loại cây mang lại kinh tế cho người dân thời xưa.

Quả hồng cũng như những chiếc đèn lồng treo trên cây. Ngày thu khí vượng, nhưng nắng không gắt như mùa hè nên quả hồng chín đẹp. Cây hồng lại rất cao nên trồng hướng tây giúp chắn nắng vào nhà, làm nhà mát hơn, bớt đi tà khí. Cây hồng hướng Tây cao còn giúp mát mùa hè và ấm mùa đông. 

Đặc biệt, hồng thường chín vào mùa thu đông, khi Mặt trời lặn, sương muối sẽ vương trên những quả hồng đỏ rực tạo ra những ánh bạc trong đêm. Những hình ảnh này đã khiến người xưa cho rằng ‘phía Tây trồng hồng là bạc’.

vi-sao-nguoi-xua-dan-phia-dong-trong-luu-phia-tay-trong-hong-9

Trong nhà có hồng có lựu mà kết hợp đúng vị trí Đông Tây như trên thì không chỉ là phong thủy mà còn đảm bảo thẩm mỹ và đảm bảo cả lựu cả hồng sai quả, quả đều ngon đẹp.

Do đó trồng cây lựu hướng đông và cây hồng hướng tây không chỉ là kinh nghiệm phong thủy mà còn có giá trị kinh tế, là kinh nghiệm sản xuất nông lâm nghiệp của người xưa. 

Ngày nay nên áp dụng ra sao?

Cây lựu có dáng thấp hoa quả đẹp nên ngày nay được nhiều người trồng trong chậu, trồng trước nhà làm cảnh. Cây lựu cảnh quả nhỏ hơn nên ăn không ngon như cây lựu cho quả nhưng dáng đẹp và có thể trồng trong chậu làm cảnh trước nhà. 

Ngày nay nhà xây theo nhiều hướng khác nhau nên có thể cây lựu không bố trí được ở hướng Đông, tuy nhiên nên đảm bảo trồng ở vị trí có nhiều ánh sáng. Còn nếu nhà chật, trồng lựu trong chậu bạn lưu ý trồng ở nơi có nhiều sáng thì cây nở hoa đẹp và sai quả. Hơn nữa lựu gặp ánh nắng sẽ tỏa ra sự lung linh lập lòe càng đẹp hơn.

Cây hồng là cây cao lớn không trồng được trong chậu mà chủ yếu phải trồng trực tiếp ở ngoài đất. Nếu không phải trồng cây hồng ăn quả mà vì mục đích trang trí và phong thủy thì bạn có thể trồng cây hồng đá cảnh thay cho cây hồng giòn. Cây hồng đá là cây cảnh sai quả sai hoa, quả tròn tương tự quả hồng giòn. Cây hồng đá hiện nay cũng là cây cảnh phong thủy chiêu tài hút lộc hấp dẫn nhiều người. Khi đó bạn có thể bài trí Đông Lựu Tây Hồng như người xưa.

(Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm)

Xem thêm: Vì sao người xưa nói "nhà hướng tây cây còn chết"?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận