Vì sao người xưa dặn "làm cơm cúng đừng dùng thịt vịt thịt ngan thay thịt gà"?

Trong niềm tin dân gian thịt vịt thịt ngan không dùng để dâng cúng mà chỉ có gà mới và chủ yếu gà trống.

Đỗ Thu Nga
17:00 16/04/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ý nghĩa đồ cúng

Người xưa dâng lễ cúng với ý nghĩa mang những gì tốt nhất để dâng thần linh, tổ tiên để thể hiện tấm lòng và để cầu mong may mắn tốt lành. Bởi thế vật phẩm dâng cúng phải ngon, trang trọng và sạch sẽ, mang ý nghĩa tốt lành. Đồ cúng phải là đồ do gia chủ mua bằng tiền của mình hoặc tự mình làm ra chứ không phải là đồ ăn trộm hoặc đồ có được không chính đáng, hoặc cũng không nên dùng đồ đi xin về cúng.

Những món đồ cúng phải có tên hay, thơm ngon, không có ý nghĩa xấu. Đồ cúng là để mời thần linh gia tiên thụ hưởng và cũng là để kết nối với thần linh với gia tiên. 

vi-sao-lam-com-cung-dung-dung-thit-vit-thit-ngan-thay-thit-ga

Tại sao gà chứ không phải ngan, vịt?

Gà là loài vật nuôi trong nhà gần gũi và phổ biến hơn ngan, vịt. Gà đặc biệt gà trống còn biểu trưng cho sự dũng mãnh và oai vệ, cũng là sự kết nối với thần linh bởi tiếng gáy và tư thế của gà trống. Tiếng gáy của gà trống báo hiệu ngày mới, đánh thức vạn vật. Cúng gà trống để thể hiện kết nối giữa con người với thần tiên, tổ tiên. Gà trống mang biểu trưng phong thủy và tâm linh cao. Trong khi đó ngan, vịt lạch bạch, chậm chạp không oai vệ, lại hay xì xoẹt không mang tính biểu trưng tốt lành. Tiếng kêu của ngan vịt lại không hay và đồng âm với những từ không tốt lành.

Hơn nữa thịt ngan, vịt lại có mùi hôi không thơm như thịt gà nên khi dâng cúng sẽ không trang trọng, thậm chí làm rối loạn trường khí phòng thờ. Chính bởi thế nên in sâu trong truyền thống người Việt thì chỉ gà và lợn trở thành vật phẩm cúng.  

vi-sao-lam-com-cung-dung-dung-thit-vit-thit-ngan-thay-thit-ga-9

Dâng cúng vịt ngan thì có bị xui rủi

Theo quan niệm truyền thống thì ngan, vịt, bò, trâu, chó không mang biểu trưng phong thủy với tư cách đồ cúng và tâm linh kết nối nên không dùng cúng mang ý nghĩa linh vật. Bởi thế thông thường thì dân gian sẽ kiêng làm các món có thịt vịt ngan để cúng. Dân gian thường truyền miệng có thờ có thiêng có kiêng có lành, thế nên tốt nhất cũng không cần thay đổi những điều không đáng phải thay đổi.

Bởi thế cũng tùy theo gia đình mà cảm thấy điều đó có kiêng kỵ hay không. Tuy nhiên ban thờ thần linh và gia tiên cũng rất chú trọng về việc sạch sẽ và tránh những mùi khó chịu. Thế nên tốt nhất là bạn nên cẩn trọng khi dâng cúng những thực phẩm này. Hơn nữa, nếu gia tiên và thần linh đã không quen dùng những món ăn này thì việc cúng cũng như vô nghĩa, thừa thãi, thậm chí như thế có thể bị xem là không chỉn chu. Vậy thì tốt nhất khi đã dâng cúng xôi, gà lợn, hoa quả thì không nên dâng thêm những thứ chó mèo ngan ngỗng, vịt, trâu bò.

(Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm)

Xem thêm: Vì sao người xưa nói "người ngay thờ kỳ lân thì giàu, kẻ gian thờ kỳ lân có ngày bại hoại"?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận