Vì sao cổ nhân nói "đến nhà giàu cũng chẳng vứt bát mẻ đi"?
Bát tượng trưng cho công việc, sự nghiệp, chuyện làm ăn của gia chủ. Nếu vứt bát đi sẽ khiến tài vận của gia đình sa sút.

Bát cơm là vật quen thuộc, không thể thiếu trong mỗi gia đình. Xuất xứ khởi nguồn của bát cơm có từ bao giờ thì không ai biết chính xác nhưng bát cơm không chỉ là đồ để đựng cơm, thức ăn mà nó còn có ý nghĩa phong thủy.
Sự giàu có, thịnh vượng của gia chủ đều chịu tác động lớn của những chiếc bát này. Vậy nên, khi nhà có bát cũ, bát sứt, bát mẻ bạn đừng tùy tiện vứt đi mà hãy tìm hiểu rõ rồi mới làm nhé.
Tại sao không được tùy tiện vứt bát ăn đã cũ?
Nhiều gia đình khi chuyển nhà hoặc năm hết Tết đến lại có thói quen mua bát đĩa mới. Tất cả những bát ăn cơm đã cũ hay đồ nhà bếp cũng thanh lý hết. Thậm chí có nhà còn chẳng buồn đem bán đem cho mà tống hết bát to bát nhỏ ra thùng rác.
Tuy nhiên, như vậy là đã phạm phải phong thủy bát ăn. Dù gia đình giàu có, điều kiện kinh tế tốt đến đâu cũng đừng bao giờ tùy tiện đem bát ăn đã cũ vứt bỏ đi. Theo chuyên gia phong thủy, bát ăn cũng tượng trưng cho công việc, sự nghiệp, chuyện làm ăn của gia chủ. Nếu bạn đem bát ăn của mình vứt đi thì sẽ khiến tài vận của gia đình suy sút, chẳng khác nào gián tiếp vứt bỏ công việc, sự nghiệp của mình. Chính vì thế, đừng bao giờ có suy nghĩ tùy tiện vứt bỏ bát ăn đã cũ nhé.

Bát cũ không dùng đến thì xử lý thế nào?
Theo phong thủy bát ăn cũ không dùng đến nhưng cũng không thể tùy tiện vứt bỏ, vậy thì phải giải quyết như thế nào? Xử lý bát cũ trong nhà thế nào cho tốt nhất?
Nhiều gia đình có thói quen tiết kiệm, thấy bát sứt mẻ vẫn cố để sử dụng, nhưng theo phong thủy việc này cũng là điều cần kiêng kỵ vì bát ăn cơm mẻ góc, nứt rạn là điềm báo công việc hay chuyện làm ăn không được bền vững, dễ thất bại. Có thể sẽ có biến động xảy ra nếu gia chủ tiếp tục dùng những chiếc bát nứt mẻ để ăn cơm.
Nếu bát cũ nhà không dùng tới có thể mang đi cho nếu người nhận có nhu cầu. Bằng cách này bạn đã không vứt bỏ bát mà chỉ chuyển giao cho người khác tiếp tục sử dụng tùy mục đích của họ. Hơn nữa, việc tặng bát còn ngụ ý cầu chúc việc làm ăn, sự nghiệp của người được tặng luôn "xuôi chèo mát mái", gặt hái nhiều thành công.
Trong trường hợp không thể sử dụng được những chiếc bát cũ đó nữa bạn có thể, gói chúng trong giấy đỏ hoặc tấm vải đỏ rồi mới vứt đi chứ không vứt ngay vào sọt rác. Theo cách này có thể tránh cho phúc lộc trong nhà tiêu tan, công việc đổ bể, sự nghiệp sa sút.
Bát ăn tự dưng nứt vỡ là điềm báo gì?
Có thực là nó sẽ mang xui xẻo đến cho gia chủ không? Nhìn từ góc độ phong thủy đời sống, bát ăn cầm trên tay bỗng nhiên nứt vỡ quả thực là điềm báo chẳng lành. Theo vị lý học, nó là điềm “ngoại ứng”, chủ “động”. Bát ăn nứt vỡ không rõ nguyên nhân cảnh báo vận xui sắp tới, cũng có thể là người bệnh trong nhà sức khỏe lâm nguy. Nếu gặp phải hiện tượng này, tốt nhất nên cẩn trọng là hơn.
Đọc thêm
Đại khí chính là khí phách của bậc quân tử, khí phách càng cao, nghiệp lớn gây dựng càng vĩ đại. Dù người có sang hay hèn, tầm thức hay nhỏ bé, đều chứa đựng đại khí riêng của mình.
"Đàn ông lõm, đàn bà lồi, không góa phụ cũng lẻ loi" - câu này mang ý nghĩa gì, vì sao cổ nhân lại truyền dạy con cháu như thế?
Người xưa cũng đã có lúc chọn bạn đời sai nhưng sau đó họ đúc rút được kinh nghiệm: "Trai không cưới năm gái không gả sáu".
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.