Người xưa dặn: "Trồng cây cảnh ở 3 nơi, hoa héo, người ốm, tài lộc thất thoát"
"Trồng cây cảnh ở 3 nơi, hoa héo, người ốm, tài lộc thất thoát" - 3 nơi mà người xưa muốn nhắc đến là gì?

Theo kinh nghiệm của người xưa, cây cảnh trong nhà tươi tốt là dấu hiệu cho thấy phong thủy thịnh vượng, gia chủ khỏe mạnh, công việc thuận lợi, làm ăn phát tài, phát lộc. Ngược lại, nếu cây khô héo thì xui xẻo cũng thi nhau kéo đến. Người xưa truyền dạy: "Trồng cây cảnh ở 3 nơi, hoa héo, người ốm, tài lộc thất thoát". Đó là những nơi nào?
Trong phòng tắm
Nhiều người có sở thích đặt một số cây xanh trong phòng tắm với mong muốn chúng có thể mang lại sức sống, cải thiện không khí cho không gian riêng tư này. Tuy nhiên, môi trường phòng tắm lại không hề thân thiện với thực vật. Nơi đây thường có rất ít ánh sáng, không khí lưu thông lại hạn chế và độ ẩm cao. Thực vật sống trong đó sẽ rất dễ bị sâu bệnh và chết.
Khi cây cối chết, đó lại là biểu hiện cho cuộc sống ngày một suy thoái, có thể dẫn đến ốm đau liên miên hoặc nhiều xui xẻo đang chờ đón ở phía trước. Vì thế, đây chính là không gian bạn không nên trồng cây cảnh.

Trong phòng ngủ
Phòng ngủ chính là nơi chúng ta thư giãn và nghỉ ngơi sau ngày dài lao động mệt nhọc. Một số người cho rằng việc đặt một số cây xanh có thể thanh lọc không khí và do đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Nhưng trên thực tế lại không phải như vậy, phòng ngủ không phải là lựa chọn tốt để trồng cây, trồng hoa. Thực vật sẽ cạnh tranh với chúng ta vào ban đêm để lấy lượng oxy quý giá, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của chúng ta.
Ngoài ra, phòng ngủ thường có không gian nhỏ, trồng cây xanh không chỉ chiếm diện tích mà còn có thể trở thành nơi ẩn náu của sâu bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ của cây cũng như con người.
Hơn nữa, một số loại cây có thể gây dị ứng, đặc biệt ở trong môi trường phòng ngủ kín, phấn hoa và những mảnh vụn thực vật có thể trở thành chất gây dị ứng.
Trong phòng bếp
Nhà bếp là nơi con người nấu nướng thức ăn vì vậy đây cũng là nơi tập trung nhiệt độ cao, khói dầu và hơi nước. Nếu bạn trồng hoa, cây cảnh trong bếp chắc chắn sẽ xảy ra các tình huống sau:
+ Cả người và cây đều bị ám khói bởi dầu, mỡ ảnh hưởng đến sức khỏe: Khói dầu trong bếp sẽ bám vào các bộ phận của cây. Đặc biệt, khi nó bám vào lá cây, không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cây.
+ Môi trường nhiệt độ cao trong gian bếp không thuận lợi cho cây sinh trưởng: Nhiệt và hơi nước được sinh ra trong quá trình nấu nướng sẽ gây áp lực lên cây trồng, dễ khiến lá cây có thể bị cháy hoặc héo.

+ Không gian chật hẹp nếu có thêm cây cảnh vào thì không hợp lý, không còn không gian cho các hoạt động của con người. Việc bổ sung cây xanh sẽ càng khiến căn bếp vốn đã nhỏ gọn trông chật chội hơn. Đồng thời, những việc chăm sóc cây hàng ngày như tưới nước, bón phân cũng sẽ trở nên bất tiện.
Trong phong thuỷ, nếu cây cối trong nhà bị khô héo, chết chóc thì sẽ dẫn đến vận may của gia chủ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chỉ khi cây cảnh xanh tốt con người mới thịnh vượng. Do đó, khi trồng hoa hay cây cảnh trong nhà, đầu tiên bạn cần xem xét nhu cầu sinh trưởng của chúng có phù hợp với môi trường trong nhà và tìm ra cách cân bằng phù hợp nhất.
Xem thêm: Vì sao người xưa dặn "giàu cũng không xây nhà to, rẻ cũng không mua đất ven sông"?
Đọc thêm
Chỉ cần nhìn những đặc điểm này, bạn sẽ lựa chọn được chú chó khôn.
Có thể bạn chưa biết, 5 loại khổ dưới đây nhìn có vẻ là họa nhưng thực ra chính là phước báu.
Khi hiểu rõ được luật nhân quả ở đời thì bạn sẽ thấm câu nói "người ác, người sợ, trời không sợ; người thiện, người khinh, trời không khinh".
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.