Người xưa nói: "Thọ có 3 cái không quá, con cháu đời sau phúc khí nhiều''
Sống ở đời muốn thọ thì có 3 cái không nên quá, người nào biết thì chẳng sống thê lương.

Thứ nhất, ít hơn sáu mươi tuổi không tổ chức đại thọ
Người xưa cho rằng sau mưới năm chính là một chu kỳ. Thế nên năm sau mươi tuổi chính là năm đầu tiên của hoa giáp, nên mọi người sẽ mời người thân và bạn bè đến tổ chức mừng thọ tuổi 60.
Nếu như chưa đến tuổi 60 mà đã tổ chức đại tiệc thì những người xung quanh cho rằng bạn đã già và có thể không sống lâu được.
Thứ hai, cha mẹ còn sống không làm lễ mừng thọ lớn cho bản thân
Sinh nhật thứ 60 là một ngày vô cùng quan trọng, nhưng nếu cha mẹ vẫn còn sống ở tuổi 60 thì việc tổ chức kỷ niệm là không hề thích hợp.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng, khi cha mẹ còn sống, con cái không nên tổ chức lễ mừng thọ lớn cho mình. Điều này dựa trên quan niệm kính già, yêu trẻ, hiếu thảo. Làm lễ mừng thọ lớn nghĩa là người đó đã bước vào tuổi già, nhưng cha mẹ còn sống, mình còn bổn phận báo hiếu, cho nên tổ chức lễ mừng thọ lớn cho mình là không thích hợp.

Thế nên cần nhớ, cho dù bạn bao nhiêu tuổi, miễn cha mẹ còn sống, bạn là con cái thì phải có trách nhiệm hiếu kính và tổ chức mừng thọ cho cha mẹ bạn.
Khi cha mẹ còn sống thì con cái cần tổ chức mừng thọ cho cha mẹ với chủ đề trường thọ để mong cha mẹ sống lâu thật lâu.
Thứ ba, trên 90 không tổ chức đại thọ
Những người ở độ tuổi 70, 80, 90 và 100 được gọi là đại thọ. Ở độ tuổi này được coi là có ý nghĩa và biểu tượng đặc biệt trong dân gian.
Mặc dù tổ chức mừng thọ ở độ tuổi này chính là nghi thức truyền thống, nhưng tình trạng thể chất và tâm nguyện của người cao tuổi cũng cần được xem xét, việc tổ chức mừng thọ quá rườm rà sẽ khiến người già mệt mỏi.
Đối với người già thì niềm vui lớn nhất của họ chính là được quây quần bên con cháu.
Xem thêm: Người xưa nói: "Sớm không mua thịt lớn, tối không mua đậu phụ"
Đọc thêm
Dưa hấu là loại trái cây ngon, ngọt, có màu sắc bắt mắt nhưng người xưa kiêng kỵ đặt lên bàn thờ, vì sao vậy?
Người xưa cho rằng, chim vào nhà mang nhiều điềm báo. Cụ thể, 4 loài bay vào nhà mang theo tiền tài, 3 loài còn lại chỉ mang tin xấu.
Người xưa dặn con cháu kiêng thắp hương chuối dập nát, kiêng mang chuối ra nghĩa trang.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.