"Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa"
"Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa" - lời của Mạnh Tử đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sống ở đời, biết giữa hòa khí, trăm cái phúc sẽ tự kéo đến.

Câu chuyện giữ hòa khí giúp vua Tần hóa nguy thành an
Tích xưa kể rằng, cách hành xử của vua Tần - một nước chư hầu nhà Chu, tên Tần Mục Công khiến người đời ô cùng ngưỡng mộ.
Có lần ông làm mấy con tuấn mã nên cho quân lính đi tìm khắp nơi. Sau vài giờ, quan binh thấy một nhóm người đang giết thịt con ngựa quý của dưới chân núi nên lập tức bắt trói, dẫn đến trước mặt Tần Mục Công.
Những kẻ trộm ngựa lo sợ tính mạng không giữ được. Thế nhưng cách phản ứng của Tần Mục Công mới đáng kinh ngạc. Ông không trách phạt mà còn nói: "Người có đạo đức sẽ không vì súc vật mà tổn hại người. Ta nghe nói ăn thịt tuấn mã mà không uống rượu thì sẽ làm tổn thương thân thể”.

Ngay sau đó ông sau quân lính cho đám người kia rượu thịt để về uống cùng ngựa. Những người này được tha, không hề phải chịu sự trừng phạt nào mà còn được vua đã ngộ tốt nên đem lòng cảm kích.
Ba năm sau, nước Tấn đánh chiếm nước Tần và vua Mục Công bị quân địch bao vây. Đúng lúc nguy hiểm này, những người năm xưa ăn thịt ngựa của ông đột nhiên xuất hiện, giải cứu ông khỏi quân địch.
Bài học rút ra ở đây, nhờ giữ được hòa khí mà vua Tần Mục Công đã để lại chút ân huệ, cuối cùng chính nó lại giúp ông hóa nguy thành an.
Sống ở đời, người với người phải biết đối đãi với nhau dịu dàng, lúc đó mình được lợi chứ không phải ai khác. Người với người nếu đến với nhau vì vật chất thì khi ta không còn gì thì cũng chẳng ai ở bên, thế nên, sống trên đời quý trọng nhau bằng tình cảm thì mới bền lâu, sống mãi cùng thời gian.
Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hoà”
Cuộc sống luôn xảy ra những chuyện bất như ý như đồng nghiệp làm hỏng việc, anh em tranh chấp tiền bạc, vợ chồng cãi vã... chắc chắn phản ứng đầu tiên của chúng ta là nóng nảy, nổi sân hận trong lòng.
Nhưng Phật dạy rằng, hầu hết nhân sinh đều bị mê mờ che mắt nên đôi khi không được tinh tấn, phạm sai lầm là điều có thể xảy ra. Khi ấy, hãy tìm cách giữ lại hòa khí... Người với người, hãy lấy lòng rộng rãi mà đối đãi với sai lầm thì tất được trọng vọng, nể phục, yêu mến.

Con người sống trên thế gian này không thể trơ trọi một mình, phải biết nương tựa vào nhau, hòa hợp cùng sinh tồn. Nho gia từng đề xướng tư tưởng "dĩ hòa vi quý", phàm là chuyện gì cũng lấy hòa khí, hài hòa làm mục đích cao nhất. Thế nên, Hồng Ứng Minh đời MInh từng nói: "Người biết giữ hòa khí, thì trăm cái phúc tự đến".
Phúc ấy là do chúng ta tạo ra khi biết giữ hòa khí. Ví dụ như, trong công việc biết giư hòa khí, bớt nóng giận sẽ càng được lòng người hơn, các mối quan hệ mở rộng, mọi chuyện thuận lợi.
Mạnh Tử nói: “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hoà”. Hoà khí chính là một tấm lòng bao dung, một tinh thần hợp tác, cùng đồng tâm, hiệp lực và tận dụng được sức mạnh của một tập thể đồng lòng.
Xem thêm: Chẳng có gì là hoàn mỹ, đừng dại kiếm tìm cả đời, hãy học cách bao dung chính mình
Đọc thêm
Người cha sống thế nào thì tương lai đứa con sẽ thế ấy. Vậy nên người xưa mới dặn, sửa cha trước rồi mới dạy con!
Người xưa tin rằng, nhân quả báo ứng. Muốn con cháu đời sau hưởng phúc báo thì đời trước phải tu tâm, hướng thiện.
Có một thực tế rằng, người tài cũng khổ, mà bất tài cũng khổ, chỉ có ai vững chân tâm mới an lành. Vì sao lại như vậy?
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.