Người xưa nói: "Tam nhân thành hổ", có nghĩa là gì?
Câu chuyện liên quan đến Bàng Thông - vị đại thần của nước Ngụy thời Chiến Quốc chính là nguồn gốc phát sinh ra câu nói "tam nhân thành hổ".
Hổ và một số thành ngữ, tục ngữ liên quan
Hổ là loài vật mạnh mẽ, độc đáo và giàu ý biểu tượng nên được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ. Và những câu thành ngữ, tục ngữ này thường được hiểu theo nghĩa bóng.
Ví dụ: "Hổ ngọa long khiêu" (虎臥龍跳) có nghĩa là cọp nằm rồng múa, biểu thị cho người có dáng vẻ oai vệ khiến người khác cảm thấy nể sợ. Để miêu tả một cái nhìn dữ dội vào người khác, nhìn chằm chằm như cọp đói, người ta sử dụng "Hổ thị đam đam" (虎视眈眈). Còn “Đả mã hổ nhãn” (打馬虎眼) có nghĩa là mắt cọp thay mắt ngựa, ám chỉ kẻ hành động mờ ám để hại người.
“Họa hổ thành cẩu”có nghĩa là vẽ cọp thành chó, ám chỉ người không lượng sức, làm việc lớn song bất thành, khiến thiên hạ cười chê. Hoặc "Sơ sinh ngưu độc bất phạ hổ” nghĩa là nghé con mới sinh chẳng biết sợ cọp. câu này dùng để diễn tả một người ngây thơ, chẳng biết hiểm nguy.
Một con cọp chỉ đáng sợ lúc ở rừng núi, khi lạc xuống đồng bằng thì không còn ghê gớm nữa. Ý này tương ứng với thành ngữ “Hổ lạc bình xuyên” (虎落平川), nói về kẻ quyền uy lúc bị sa cơ thất thế. “Họa hổ khắc hộc” (畫虎刻鵠) là vẽ cọp thành ngỗng trời, một thành ngữ nói về làm việc lớn không thành, bị chê trách.
Còn những kẻ hữu dũng vô mưu, liều lĩnh, dại dột, làm những việc dễ chuốc lấy hậu quả xấu thì thường được ví là "Bạo hổ bằng hà" (暴虎馮河), tức tay không ôm cọp lội qua sông. Còn “Họa hổ thành cẩu” (畫虎成狗) có nghĩa là vẽ cọp thành chó, ám chỉ người không lượng sức, làm việc lớn song bất thành, khiến thiên hạ cười chê.
“Sài hổ tứ ngược” (豺虎肆虐) nghĩa là sói cọp cực kỳ ác độc, ám chỉ những kẻ cậy quyền thế áp bức, giết hại người lương thiện không đếm xỉa gì tới pháp luật.
Để diễn tả về một người ngây thơ, chẳng biết nguy hiểm là gì thì người ta sử dụng tục ngữ “Sơ sinh ngưu độc bất phạ hổ” (初生牛犢不怕虎), nghĩa là nghé con mới sinh chẳng biết sợ cọp. “Đoạn giao thích hổ” (斷蛟刺虎) là chặt cá sấu, đâm cọp, dùng để chỉ người có võ nghệ cao, thường làm việc nghĩa giúp đời.
Thông thường, cha mẹ sinh con thì trong bầy con ắt sẽ có đứa thành tựu hơn người. Ý này tương ứng với câu “Hổ sinh tam tử, tất hữu nhất bưu” (虎生三子,必有一彪) nghĩa là cọp sinh ba con, ắt hẳn sẽ có một con ưu tú.
“Quan môn dưỡng hổ, hổ đại thương nhân” ( 關門養虎,虎大傷人) là đóng cửa nuôi cọp, cọp lớn hại chủ.
“Tam nhân thành hổ” nghĩa là gì?
“Tam nhân thành hổ” (三人成虎) là câu tục ngữ đề cập đến việc người ta dần dần sẽ chấp nhận thông tin vô lý nào đó nếu nó được nhiều người lặp lại. Trong nghệ thuật tuyên truyền và quảng cáo người ta thường sử dụng thủ pháp lặp lại này.
"Tam nhân thành hồ" có nguồn gốc từ câu chuyện liên quan đến Bàng Thông - một vị đại thần của nước Ngụy thời Chiến Quốc (475 TCN - 221 TCN). Trong Chiến Quốc sách có chép, trước khi lên đường đến nước Triệu, Bàng Thông đã hỏi vua Ngụy rằng, liệu ông có tin khi người dân báo tin có con hổ đang lang thang trong kinh thành hay không? Nhà vua đáp, không!
Bàng Thông hỏi vua nghĩa gì nếu người thứ hai báo là có con hổ trong kinh thành. Vua nói rằng, ông sẽ bắt đầu thắc mắc. Bàng Thông tiếp tục hỏi: "Nếu thêm người thứ ba tuyên bố là đã nhìn thấy con hổ trong kinh thành thì sao?". Nhà vua đáp rằng, ông sẽ tin vào điều đó.
Bàng Thông liền nói: "Việc một con hổ lang thang trong kinh thành đông đúc là điều vô lý, nhưng khi được nhiều người lặp lại thì có thể vua sẽ tin thật". Vì vậy, Bàng Thông mong rằng, nếu có tin đồn xấu về ông thì nhà vua đừng để ý.
Vua đáp: “Ta hiểu rồi”. Tuy nhiên, khi Bàng Thông đi vắng, nhiều người vu khống ông, tin đồn diễn ra liên tục nhiều lần khiến nhà vua tin là thật, do đó khi Bàng Thông trở về nước Ngụy, nhà vua không triệu Bàng Thông vào cung để gặp.
Ngày nay, câu “Tam nhân thành hổ” được dùng để cảnh báo là không nên tin vào lời đồn vô căn cứ.
Xem thêm: Cổ nhân nói: “Cây rung lá rụng người rung phúc bạc, ăn nói tùy tiện mệnh yểu không tốt”, vì sao?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận